Hungffington Post: MH17 bị bắn hạ vì tiền
(Tai nạn hàng không - Malaysia ) - Ngày 17/07/2014, chiếc máy bay chở khách số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia đã bị bắn rơi ở khu vực miền Đông Ukraine. Dù các nhà điều tra có thu thập bằng chứng và kết luận như thế nào, thì 3 quốc gia Malaysia, Nga và Ukraine đều không tránh khỏi có liên quan. Trong vụ thảm họa hàng không chấn động thế giới vừa qua, 3 quốc gia này đều đóng vai trò rất quan trọng, góp phần dẫn đến kết cục thương tâm cho toàn thế giới, và nguyên nhân chủ yếu chỉ vì lợi nhuận.
Thứ nhất, kể từ tháng 06/2014 các phiến quân ly khai đã chứng minh khả năng bắn hạ máy bay tầm cao khi bắn rơi một chiếc máy bay vận tải quân sự của Ukraine, một máy bay chở hàng, một số máy bay trực thăng cũng như nhiều máy bay khác.
Ngày 29/06/2014, quân nổi dậy đột kích một cơ sở tên lửa của Ukraine gần Donetsk và tuyên bố đã chiếm được hệ thống tên lửa chống máy bay “Buk”, có khả năng hạ mục tiêu khi đang bay ở độ cao 30.000 feet. Dù cho quân nổi dậy thực sự chiếm hệ thống tên lửa Buk bằng nỗ lực riêng hay được Chính phủ Nga bảo trợ, có một sự thật không thể chối cãi rằng tên lửa bắn rơi máy bay MH17 đã được khai hỏa từ lãnh thổ đang bị phiến quân ly khai kiểm soát.
Dù gián tiếp hay trực tiếp, Nga phải lãnh một phần trách nhiệm đối với vụ thảm họa máy bay này. Kể từ khi Chính phủ Nga công khai hoặc ngấm ngầm ủng hộ quân nổi dậy sau sự kiện sáp nhập Crimea vào Nga hồi đầu năm 2014, quốc gia này không thể hoàn toàn bác bỏ tội danh cung cấp hệ thống tên lửa Buk hoặc hỗ trợ đào tạo phiến quân sử dụng loại vũ khí vô cùng hiện đại này.
Thật vậy, sự giúp đỡ của Nga đóng vai trò cốt lõi trong việc giúp phiến quân có thể vận hành hệ thống tên lửa Buk một cách chính xác, trừ khi cựu chuyên gia phòng không Ukraine đã gia nhập vào hàng ngũ quân nổi dậy. Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra.
Thứ hai, Chính phủ Ukraine vẫn không đóng cửa không phận khu vực phía đông của đất nước, vốn đang bị chiếm giữ bởi quân nổi dậy, nhằm tiếp tục thu lợi từ việc thương mại hóa khu vực không lưu. Đây rõ ràng là một sai lầm chết người, và dường như động cơ xuất phát từ lợi nhuận.
Với khoảng 150 chuyến bay mỗi ngày đi qua không phận Ukraine trước khi MH17 bị bắn rơi, Chính phủ Ukraine đã thu phí các hãng hàng không với giá khoảng 1.000 USD cho mỗi chuyến bay, nếu muốn bay qua không phận này. Do đó, nếu đóng cửa không phận, chính phủ nước này đã để thất thoát hơn 50 triệu USD mỗi năm, hoặc có thể nhiều hơn nữa. Tất nhiên là không quá khó hiểu nếu Chính phủ Ukraine muốn kéo dài việc thu phí này càng lâu càng tốt, nhằm phục vụ cho các nhu cầu tài chính đang gia tăng của quốc gia này.
Thứ ba, hãng hàng không Malaysia đáng lẽ phải lựa chọn các tuyến đường bay thay thế giữa Amsterdam và Kuala Lumpur, có thể bay qua vùng phía bắc hoặc phía nam của khu vực đang diễn ra xung đột. Tuy nhiên, hãng hàng không này đã quyết định không thay đổi lộ trình bay, bất chấp những cảnh báo của các tổ chức quản lý không lưu quốc tế, cũng như việc nhiều hãng hàng không quốc tế đã và đang thực hiện điều này kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.
Một lần nữa, lý do ở đây chính là lợi nhuận. Đường bay ngắn nhất, do đó tiết kiệm nhiên liệu và chi phí hiệu quả nhất, giữa Amsterdam và Kuala Lumpur là đi qua Ukraine. Hãng hàng không Malaysia dường như đã đặt sự lựa chọn tiết kiệm chi phí lên trên sự an toàn của hành khách, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Chúng ta cần tự hỏi rằng, liệu một hãng hàng không thương mại có thể tiếp tục hoạt động không, nếu có hai thảm họa xảy ra liên tiếp chỉ trong vài tháng.
Những lý do trên cho thấy, lợi nhuận dường như đóng vai trò trung tâm dẫn đến vụ bắn rơi chiếc máy bay số hiệu MH17 tại Ukraine. Chính phủ Ukraine muốn tiếp tục thu phí hàng không càng lâu càng tốt (còn lý do nào khác tốt hơn để giải thích cho việc Chính phủ không đóng cửa không phận đối với các chuyến bay thương mại?). Hãng hàng không Malaysia muốn tiết kiệm chi phí và đề cao lựa chọn tiết kiệm chi phí lên trên sự an toàn của hành khách (tại sao không chọn một đường bay thay thế?). Và với nhận định rằng, khu vực miền Đông Ukraine là khu vực giàu có của đất nước, lợi nhuận cũng đóng vai trò chủ lực trong chính sách ủng hộ phe ly khai của Nga. Nếu miền Đông Ukraine là một khu vực nghèo nàn lạc hậu nhất đất nước, ông Putin chắc sẽ không hỗ trợ phong trào ly khai quá tích cực như hiện nay. Mặc dù ít được đề cập đến, nhưng trong vụ sáp nhập với Crimea, Nga đã giành được quyền khai thác mỏ khoáng sản có trữ lượng dầu khí lớn ở ngoài khơi bờ biển Crimea.
Thật sự đáng tiếc khi phải thừa nhận rằng, gần 300 hành khách vô tội đã bị thiệt mạng chỉ vì những mục đích theo đuổi lợi nhuận của các chính phủ và hãng hàng không thương mại Malaysia, nhưng điều suy đoán này dường như hoàn toàn trùng khớp. Bất chấp các nhà điều tra đi đến kết luận nào, thì Chính phủ Nga, Ukraine và hãng hàng không Malaysia đều phải chịu trách nhiệm cho thảm họa bắn rơi máy bay MH17 ngày 17/07/2014.
Nguyễn Thành An (dịch từ Huffington Post)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Hungffington Post: MH17 bị bắn hạ vì tiền
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|
Tải clip phim ảnh video bài: Hungffington Post: MH17 bị bắn hạ vì tiền
Link download movie cine hd: Hungffington Post: MH17 bị bắn hạ vì tiền