Lee Nguyễn nói về V-League trên báo Mỹ
Tin Moi Khác với nhìn nhận của số đông, ngôi sao của New England Revolution tỏ ra trân trọng những năm tháng thi đấu khó khăn ở quê cha đất tổ. Dưới đây là bài viết về anh trên tờ American Soccer Now.
Mất gần một thập niên, qua bao thăng trầm, trong đó có hai năm chơi bóng ở quê hương Việt Nam, cầu thủ người Texas mới được thừa nhận như một ngôi sao của bóng đá Mỹ.
Tên tuổi của Lee Nguyễn được biết đến rộng rãi từ năm 2005 và biến anh thành hiện tượng suốt một năm sau. Đó là 12 tháng trong mơ với tài năng người Texas nhưng mang trong huyết quản 100% dòng máu Việt Nam, bắt đầu bằng việc được bầu làm Cầu thủ hay nhất giải học sinh toàn nước Mỹ năm 2005 rồi trở thành cầu thủ bán chuyên đầu tiên được gọi vào đội U20 Mỹ dự giải U20 thế giới.
Sau đó, Lee được tạp chí Soccer America bầu làm Tân binh gây ấn tượng nhất mùa nhờ phong độ chói sáng trong màu áo CLB Đại học Indiana ở giải Sinh viên toàn quốc. Danh tiếng đó vang tới châu Âu, giúp Lee lọt vào mắt xanh của PSV Eindhoven, được CLB này - khi ấy do HLV lừng danh Guus Hiddink dẫn dắt - tuyển mộ rồi cho ra mắt.
Con đường phía trước Lee lúc đó như trải đầy hoa hồng. Tiền vệ này cứ như được sinh ra để trở thành một ngôi sao của tuyển Mỹ, với ba lần lên tuyển trong năm 2007, dù trong cả ba trận đó Lee không thể hiện được quá nhiều.
Mọi việc đột nhiên tệ dần với Lee. Anh không được gọi lại tuyển Mỹ. Tại PSV, cầu thủ gốc Việt này chỉ được ra sân hai lần ở đội một rồi bị đẩy sang Đan Mạch chơi cho Randers tháng 1/2008. Sau đó, Lee về Việt Nam lần lượt khoác áo các CLB đang chơi ở V-League là Hoàng Anh Gia Lai rồi Bình Dương giai đoạn 2009-2011. Tháng 12/2011, anh trở lại với giải nhà nghề Mỹ (MLS) như một kẻ thất bại và được bố trí về chơi cho Vancouver Whitecaps một thời gian ngắn, trước khi gia nhập New England Revolution vào tháng 3/2012.
“Tôi nghĩ mọi thứ đến quá dồn dập với Lee. Cậu ta có tài năng và chỉ cần phát huy nó. Lee trải qua một giai đoạn chuyển giao thật sự khó khăn, chật vật thích nghi cả với việc thi đấu chuyên nghiệp ở một CLB châu Âu sau khi rời giải bóng đá học đường, lẫn cuộc sống ngoài sân cỏ. Ở châu Âu là một thế giới hoàn toàn khác”, HLV của New England Revolution, Jay Heaps, nói.
Lee chơi tốt trong hai mùa đầu tiên cùng New England Revolution. Anh đá 30 trận, trong đó có 27 trận đá chính, ghi năm bàn và được bầu làm Cầu thủ hay nhất đội tại giải MLS mùa 2012. Sang mùa kế tiếp, Lee đá 33 trận, ghi bốn bàn, nhưng có tới bảy đường kiến tạo thành bàn. Tuy nhiên, phải đến mùa 2014 hiện tại, Lee mới thật sự bùng nổ tương xứng với tầm vóc của một ngôi sao mà anh từng được dự báo cách đây 10 năm.
Đá tiền vệ công, Lee đã có 13 bàn - cao thứ sáu trên danh sách Vua phá lưới MLS mùa này trên cả những Thierry Henry, Jermain Defoe – và bốn đường kiến tạo. Nhưng các con số đó chưa nói lên hết tầm quan trọng của anh với cả tập thể, bởi Lee đang là hạt nhân, là cảm hứng để đội bóng trình diễn thứ bóng đá tấn công đẹp mắt, đưa Revolution lên vị trí thứ ba ở bảng miền Đông. Nếu giữ được vị trí đó đết hết vòng bảng, đội bóng thuộc diện khiêm tốn cả về tên tuổi lẫn chất lượng đội hình này sẽ lọt vào vòng play-off tranh chức vô địch MLS năm nay. Phong độ ấn tượng cũng giúp Lee nổi lên như một ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu Cầu thủ giá trị nhất giải MLS 2014
Ở tuổi 27, Lee nhìn lại sự nghiệp của anh và cho rằng con đường trắc trở đưa anh đến Revolution đóng góp rất lớn vào thành công hiện tại. “Con đường đã qua không thật sự suôn sẻ, nhưng tôi không hối tiếc. Tôi không thể là tôi hôm nay nếu không có kinh nghiệm cóp nhặt trước đó. Tôi nghĩ mọi điểm dừng, mọi trải nghiệm trên chặng đường 10 năm qua đều giúp tôi trở thành một cầu thủ tốt hơn. Ở PSV, tôi học hỏi được nhiều điều bổ ích từ những cầu thủ đẳng cấp thế giới như Farfan, Cocu… Sang Đan Mạch, tôi học về những công thức mới ở đó. Còn tại Việt Nam, tôi bắt đầu chơi ở vị trí tôi đang chơi lúc này”, anh kể.
Giải vô địch Việt Nam không được đánh giá cao trên trường quốc tế về chất lượng, uy tín. Hầu như không có cầu thủ hàng đầu nào xem nơi đây như một trạm trung chuyển đưa họ đến với một giải đấu lớn hơn. Nhưng Lee cho rằng chính thời gian chơi tại V-League, với Hoàng Anh Gia Lai rồi Bình Dương, giúp anh có sự chuẩn bị tốt trước khi đến Revolution, nơi anh được ví như một nhạc trưởng, dẫn nhịp các tình huống tấn công của đội từ trung tâm hàng tiền vệ.
“Thật tuyệt vì thời gian ở V-League, tôi làm quen với việc ra sân hàng tuần, trở thành tâm điểm chú ý của đội bóng và mọi con mắt đổ dồn về tôi, trông đợi tôi đưa cả đội bóng tiến về phía trước. Tất nhiên, sự kỳ vọng đó đồng nghĩa với áp lực lớn, và nhờ đó tôi phải học cách đương đầu với áp lực”, Lee kể thêm. Anh thừa nhận những gì anh đang làm ở Revolution là sự lặp lại những gì anh đã làm ở hai CLB Việt Nam, xét ở khía cạnh chuẩn bị và tiếp cận trận đấu.
Tuy nhiên, Lee đánh giá rất cao việc Revolution nỗ lực duy trì thành phần nòng cốt, qua đó giúp anh được chơi cạnh các đồng đội ăn ý và thăng hoa như hiện tại. “Tôi đã ở đây ba năm và thấy thoải mái khi chơi với những đồng đội thân thuộc, họ biết tôi thích nhận bóng ở đâu, di chuyển như thế nào, và ngược lại. Họ biết cần di chuyển đến đâu để nhận bóng từ đồng đội. Bộ khung của đội bóng hiện tại là những cầu thủ có mặt tại đây từ khi tôi mới đến đội bóng”.
Đã vài năm kể từ thời Taylor Twellmann, ngôi sao từng đoạt giải Cầu thủ giá trị nhất mùa bóng của MLS, Revolution mới có một cá nhân xuất sắc như Lee Nguyễn. Nhưng họ không phải là đội bóng một người. Bên cạnh ngôi sao gốc Việt, Revolution còn sở hữu những gương mặt trẻ tài năng khác như Diego Fagundez, Kelyn Rowe, Teal Bunbury, Charlie Davies, Pat Mullins và Steve Neumann.
“Đội bóng không thể cứ tập trung vào Lee và chúng tôi cần phải tạo ra không gian chơi bóng cho cậu ấy. Khi tấn công, Lee có rất nhiều trách nhiệm của một số 10, cậu ấy phải kiến tạo và để Lee làm tốt việc đó, chúng tôi phải giúp cậu ấy tự do đi đến vị trí có thể kiến tạo. Chúng tôi quan sát những cầu thủ theo kèm Lee và thỉnh thoảng phải kéo Lee ra biên để cậu ấy có thể tấn công hay kiến tạo từ đó”, HLV Jay Heaps nói thêm về cách ông sử dụng học trò.
Revolution cũng trải thảm đỏ mời tuyển thủ Mỹ từng dự hai kỳ World Cup gần nhất là Jermain Jones về đá tiền vệ phòng ngự từ tháng 8 vừa qua. Nhờ khả năng thu hồi bóng xuất sắc và càn quét ở giữa sân của cựu cầu thủ Schalke 04, Lee chỉ việc toàn tâm toàn ý vào khâu tấn công.
"Tôi rất thích anh ấy. Ngay từ buổi tập đầu tiên, Jones đã gây ấn tượng mạnh. Anh ấy đánh bại cầu thủ mạnh nhất của chúng tôi trước đó là Dimitry Imbongo. Khi đó, tôi đã nghĩ rằng ‘Ồ, Jones chính là mẫu cầu thủ cơ bắp và giàu sức chiến đấu mà chúng tôi cần ở giữa sân’. Jones là sự tăng viện kịp thời để chúng tôi có thể hướng đến vòng play-off và nuôi tham vọng vô địch”, Lee nói về đồng đội mới đến từ Besiktas và những mục tiêu của đội bóng.
Nhưng bên cạnh mục tiêu cùng tập thể, Lee cũng đặt ra một mục tiêu lớn khác cho cá nhân anh: trở lại tuyển Mỹ. “Mọi người hãy nhìn vào Kansas City, những cầu thủ của họ chơi tốt ở vòng play-off đều được lên tuyển”, cầu thủ gốc Việt nói về trường hợp của Matt Besler và Graham Zusi – hai tuyển thủ được HLV Jurgen Klinsmann mang đi Brazil đá World Cup 2014. “Trước tiên, bạn cần phải chơi tốt ở CLB, trở thành ngôi sao sáng của đội, truyền cảm hứng, giúp đội bóng tiến xa. Nếu làm được điều đó, tôi tin mình sẽ có cơ hội trở lại”.
Phương Minh
Lee Nguyễn nói về V-League trên báo Mỹ việt 247 Tin Nóng Trong Ngày Tin tức Tin Mới Tin Hot Tạp Chí Thời Trang Tin Nong Trong Ngay Tap Chi Thoi Trang Hình Ảnh Girl Xinh Việt Nam Video Hài Và Clip Nu Sinh Danh Nhau Web Vnexpress.net 24h.com.vn dantri.com.vn vuiviet.com
Mất gần một thập niên, qua bao thăng trầm, trong đó có hai năm chơi bóng ở quê hương Việt Nam, cầu thủ người Texas mới được thừa nhận như một ngôi sao của bóng đá Mỹ.
Tên tuổi của Lee Nguyễn được biết đến rộng rãi từ năm 2005 và biến anh thành hiện tượng suốt một năm sau. Đó là 12 tháng trong mơ với tài năng người Texas nhưng mang trong huyết quản 100% dòng máu Việt Nam, bắt đầu bằng việc được bầu làm Cầu thủ hay nhất giải học sinh toàn nước Mỹ năm 2005 rồi trở thành cầu thủ bán chuyên đầu tiên được gọi vào đội U20 Mỹ dự giải U20 thế giới.
Sau đó, Lee được tạp chí Soccer America bầu làm Tân binh gây ấn tượng nhất mùa nhờ phong độ chói sáng trong màu áo CLB Đại học Indiana ở giải Sinh viên toàn quốc. Danh tiếng đó vang tới châu Âu, giúp Lee lọt vào mắt xanh của PSV Eindhoven, được CLB này - khi ấy do HLV lừng danh Guus Hiddink dẫn dắt - tuyển mộ rồi cho ra mắt.
Con đường phía trước Lee lúc đó như trải đầy hoa hồng. Tiền vệ này cứ như được sinh ra để trở thành một ngôi sao của tuyển Mỹ, với ba lần lên tuyển trong năm 2007, dù trong cả ba trận đó Lee không thể hiện được quá nhiều.
Mọi việc đột nhiên tệ dần với Lee. Anh không được gọi lại tuyển Mỹ. Tại PSV, cầu thủ gốc Việt này chỉ được ra sân hai lần ở đội một rồi bị đẩy sang Đan Mạch chơi cho Randers tháng 1/2008. Sau đó, Lee về Việt Nam lần lượt khoác áo các CLB đang chơi ở V-League là Hoàng Anh Gia Lai rồi Bình Dương giai đoạn 2009-2011. Tháng 12/2011, anh trở lại với giải nhà nghề Mỹ (MLS) như một kẻ thất bại và được bố trí về chơi cho Vancouver Whitecaps một thời gian ngắn, trước khi gia nhập New England Revolution vào tháng 3/2012.
“Tôi nghĩ mọi thứ đến quá dồn dập với Lee. Cậu ta có tài năng và chỉ cần phát huy nó. Lee trải qua một giai đoạn chuyển giao thật sự khó khăn, chật vật thích nghi cả với việc thi đấu chuyên nghiệp ở một CLB châu Âu sau khi rời giải bóng đá học đường, lẫn cuộc sống ngoài sân cỏ. Ở châu Âu là một thế giới hoàn toàn khác”, HLV của New England Revolution, Jay Heaps, nói.
Lee chơi tốt trong hai mùa đầu tiên cùng New England Revolution. Anh đá 30 trận, trong đó có 27 trận đá chính, ghi năm bàn và được bầu làm Cầu thủ hay nhất đội tại giải MLS mùa 2012. Sang mùa kế tiếp, Lee đá 33 trận, ghi bốn bàn, nhưng có tới bảy đường kiến tạo thành bàn. Tuy nhiên, phải đến mùa 2014 hiện tại, Lee mới thật sự bùng nổ tương xứng với tầm vóc của một ngôi sao mà anh từng được dự báo cách đây 10 năm.
Đá tiền vệ công, Lee đã có 13 bàn - cao thứ sáu trên danh sách Vua phá lưới MLS mùa này trên cả những Thierry Henry, Jermain Defoe – và bốn đường kiến tạo. Nhưng các con số đó chưa nói lên hết tầm quan trọng của anh với cả tập thể, bởi Lee đang là hạt nhân, là cảm hứng để đội bóng trình diễn thứ bóng đá tấn công đẹp mắt, đưa Revolution lên vị trí thứ ba ở bảng miền Đông. Nếu giữ được vị trí đó đết hết vòng bảng, đội bóng thuộc diện khiêm tốn cả về tên tuổi lẫn chất lượng đội hình này sẽ lọt vào vòng play-off tranh chức vô địch MLS năm nay. Phong độ ấn tượng cũng giúp Lee nổi lên như một ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu Cầu thủ giá trị nhất giải MLS 2014
Ở tuổi 27, Lee nhìn lại sự nghiệp của anh và cho rằng con đường trắc trở đưa anh đến Revolution đóng góp rất lớn vào thành công hiện tại. “Con đường đã qua không thật sự suôn sẻ, nhưng tôi không hối tiếc. Tôi không thể là tôi hôm nay nếu không có kinh nghiệm cóp nhặt trước đó. Tôi nghĩ mọi điểm dừng, mọi trải nghiệm trên chặng đường 10 năm qua đều giúp tôi trở thành một cầu thủ tốt hơn. Ở PSV, tôi học hỏi được nhiều điều bổ ích từ những cầu thủ đẳng cấp thế giới như Farfan, Cocu… Sang Đan Mạch, tôi học về những công thức mới ở đó. Còn tại Việt Nam, tôi bắt đầu chơi ở vị trí tôi đang chơi lúc này”, anh kể.
Giải vô địch Việt Nam không được đánh giá cao trên trường quốc tế về chất lượng, uy tín. Hầu như không có cầu thủ hàng đầu nào xem nơi đây như một trạm trung chuyển đưa họ đến với một giải đấu lớn hơn. Nhưng Lee cho rằng chính thời gian chơi tại V-League, với Hoàng Anh Gia Lai rồi Bình Dương, giúp anh có sự chuẩn bị tốt trước khi đến Revolution, nơi anh được ví như một nhạc trưởng, dẫn nhịp các tình huống tấn công của đội từ trung tâm hàng tiền vệ.
“Thật tuyệt vì thời gian ở V-League, tôi làm quen với việc ra sân hàng tuần, trở thành tâm điểm chú ý của đội bóng và mọi con mắt đổ dồn về tôi, trông đợi tôi đưa cả đội bóng tiến về phía trước. Tất nhiên, sự kỳ vọng đó đồng nghĩa với áp lực lớn, và nhờ đó tôi phải học cách đương đầu với áp lực”, Lee kể thêm. Anh thừa nhận những gì anh đang làm ở Revolution là sự lặp lại những gì anh đã làm ở hai CLB Việt Nam, xét ở khía cạnh chuẩn bị và tiếp cận trận đấu.
Tuy nhiên, Lee đánh giá rất cao việc Revolution nỗ lực duy trì thành phần nòng cốt, qua đó giúp anh được chơi cạnh các đồng đội ăn ý và thăng hoa như hiện tại. “Tôi đã ở đây ba năm và thấy thoải mái khi chơi với những đồng đội thân thuộc, họ biết tôi thích nhận bóng ở đâu, di chuyển như thế nào, và ngược lại. Họ biết cần di chuyển đến đâu để nhận bóng từ đồng đội. Bộ khung của đội bóng hiện tại là những cầu thủ có mặt tại đây từ khi tôi mới đến đội bóng”.
Đã vài năm kể từ thời Taylor Twellmann, ngôi sao từng đoạt giải Cầu thủ giá trị nhất mùa bóng của MLS, Revolution mới có một cá nhân xuất sắc như Lee Nguyễn. Nhưng họ không phải là đội bóng một người. Bên cạnh ngôi sao gốc Việt, Revolution còn sở hữu những gương mặt trẻ tài năng khác như Diego Fagundez, Kelyn Rowe, Teal Bunbury, Charlie Davies, Pat Mullins và Steve Neumann.
“Đội bóng không thể cứ tập trung vào Lee và chúng tôi cần phải tạo ra không gian chơi bóng cho cậu ấy. Khi tấn công, Lee có rất nhiều trách nhiệm của một số 10, cậu ấy phải kiến tạo và để Lee làm tốt việc đó, chúng tôi phải giúp cậu ấy tự do đi đến vị trí có thể kiến tạo. Chúng tôi quan sát những cầu thủ theo kèm Lee và thỉnh thoảng phải kéo Lee ra biên để cậu ấy có thể tấn công hay kiến tạo từ đó”, HLV Jay Heaps nói thêm về cách ông sử dụng học trò.
Revolution cũng trải thảm đỏ mời tuyển thủ Mỹ từng dự hai kỳ World Cup gần nhất là Jermain Jones về đá tiền vệ phòng ngự từ tháng 8 vừa qua. Nhờ khả năng thu hồi bóng xuất sắc và càn quét ở giữa sân của cựu cầu thủ Schalke 04, Lee chỉ việc toàn tâm toàn ý vào khâu tấn công.
"Tôi rất thích anh ấy. Ngay từ buổi tập đầu tiên, Jones đã gây ấn tượng mạnh. Anh ấy đánh bại cầu thủ mạnh nhất của chúng tôi trước đó là Dimitry Imbongo. Khi đó, tôi đã nghĩ rằng ‘Ồ, Jones chính là mẫu cầu thủ cơ bắp và giàu sức chiến đấu mà chúng tôi cần ở giữa sân’. Jones là sự tăng viện kịp thời để chúng tôi có thể hướng đến vòng play-off và nuôi tham vọng vô địch”, Lee nói về đồng đội mới đến từ Besiktas và những mục tiêu của đội bóng.
Nhưng bên cạnh mục tiêu cùng tập thể, Lee cũng đặt ra một mục tiêu lớn khác cho cá nhân anh: trở lại tuyển Mỹ. “Mọi người hãy nhìn vào Kansas City, những cầu thủ của họ chơi tốt ở vòng play-off đều được lên tuyển”, cầu thủ gốc Việt nói về trường hợp của Matt Besler và Graham Zusi – hai tuyển thủ được HLV Jurgen Klinsmann mang đi Brazil đá World Cup 2014. “Trước tiên, bạn cần phải chơi tốt ở CLB, trở thành ngôi sao sáng của đội, truyền cảm hứng, giúp đội bóng tiến xa. Nếu làm được điều đó, tôi tin mình sẽ có cơ hội trở lại”.
Phương Minh
Nguồn http://www.lagody.com
Lee Nguyễn nói về V-League trên báo Mỹ việt 247 Tin Nóng Trong Ngày Tin tức Tin Mới Tin Hot Tạp Chí Thời Trang Tin Nong Trong Ngay Tap Chi Thoi Trang Hình Ảnh Girl Xinh Việt Nam Video Hài Và Clip Nu Sinh Danh Nhau Web Vnexpress.net 24h.com.vn dantri.com.vn vuiviet.com
|
Tải clip phim ảnh video bài: Lee Nguyễn nói về V-League trên báo Mỹ
Link download movie cine hd: Lee Nguyễn nói về V-League trên báo Mỹ