Từ vụ MH17: Có thể bảo vệ máy bay khỏi tấn công tên lửa?



(Tai nạn hàng không - Malaysia ) - Cả thế giới bàng hoàng trước hung tin chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH17 vừa rơi ở miền đông Ukraine. Trước giả thiết MH17 bị trúng tên lửa, câu hỏi đặt ra là có thể bảo vệ được các chuyến bay chở khách khỏi các vụ tấn công tên lửa không? Đáp: Có, nhưng tốn kém!



Air Force One – chuyên cơ chở tổng thống Mỹ là một trong số ít máy bay được bảo vệ bởi thiết bị làm nhiễu các loại tên lửa đất đối không, mà một trong đó có thể đã bắn hạ chiếc máy MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines rạng sáng nay theo giờ Việt Nam.


Câu hỏi được đặt ra là tại sao không trang bị cho các máy bay thương mại một hệ thống hữu ích như vậy?


Trên thực tế, đây là một cuộc tranh luận dai dẳng kể từ khi các tên lửa phòng không di động vác vai chống máy bay như U.S. Stinger của Mỹ phát triển mạnh mẽ gần 35 năm trước, và hơn hết là nỗi lo sợ những hệ lụy xấu mà loại vũ khí này có thể mang lại khi rơi vào tay kẻ xấu.


Mặc dù việc áp dụng một hệ thống như vậy có thể khiến ngành hàng không tiêu tốn hàng tỷ đô la, nhưng các quan chức Lầu Năm Góc đã đề cập đến nhu cầu phòng thủ này vào năm 2002, sau khi một chiếc máy bay mang số hiệu Israeli 757 cất cánh từ thành phố Kenya của Mombassa với 271 hành khách và phi hành đoàn “suýt” bị bắn hạ bởi hai quả tên lửa vác vai Strela-2 do Nga chế tạo. Tuy nhiên trong trường hợp của MH17, chiếc máy bay này có thể đã bị bắn rơi bởi một quả tên lửa đất đối không tầm xa, có radar dẫn đường từ hệ thống tên lửa Buk, khi mà các tên lửa phòng không tên lửa tầm nhiệt không thể vươn tới độ cao của máy bay vào thời điểm đó.


Đường bay của MH17 trước khi gặp nạn

Đường bay của MH17 trước khi gặp nạn



Phòng thủ tên lửa cũng là một vấn đề khiến các quan chức Lầu Năm Góc đau đầu trong một thời gian dài. Năm 1999, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề cập tới các loại tên lửa vác vai, như vụ ở Mombassa, như một mối đe dọa lớn nhất đối với các loại máy bay vận tải quân sự. Năm 2002, Lầu Năm Góc đã quyết định chi 23 triệu USD để trang bị cho bốn chiếc máy bay vận tải Air Force C-17 của lực lượng không quân với các thiết bị tinh vi để bảo vệ chúng khỏi Stingers, SA-7 và các loại tên lửa tầm nhiệt cầm tay “ưa thích” của những kẻ khủng bố.


“Sẽ phải tiêu tốn hơn 5 triệu USD cho mỗi chiếc máy bay”, một sĩ quan không quân Mỹ cho biết vào thời điểm đó. “Một khi có một chiếc máy bay thương mại nào đó của Mỹ bị bắn hạ, các hãng hàng không Mỹ vội vàng lắp đặt các hệ thống như vậy trên máy bay của họ, thì chi phí sẽ giảm xuống còn 2 đến 3 triệu USD cho mỗi máy bay”.


Một cái giá như vậy chưa hẳn đã là rẻ, nhưng một số quan chức quốc phòng Mỹ từ lâu đã tin rằng các hệ thống như vậy sẽ trở thành thiết bị tiêu chuẩn trên những chiếc máy bay chở khách của Mỹ trong tương lai. Một trong những hệ thống như vậy đã được sản xuất vào năm 2002, đó là một phiên bản nâng cấp của hệ thống AN/AAQ-24 (V) Nemesis, có khả năng bảo vệ những chiếc máy bay vận tải cỡ lớn (trừ Air Force One) và cả máy bay trực thăng quân sự. Được chế tạo bởi Northrop Grumman Corp, hệ thống có tên gọi Large Aircraft Infrared Countermeasures (LAIRCM) này đã được kế hoạch để trang bị cho hàng trăm máy bay chở hàng và tàu chở dầu đang hoạt động của Không quân Mỹ.


LAIRCM có khả năng tự động phát hiện, theo dõi và làm nhiễu các tên lửa dẫn hướng hồng ngoại, “bắn” đi một chùm tia laser cường độ cao vào đầu dò mục tiêu của tên lửa để phá vỡ hệ thống dẫn đường của nó. Với hệ thống này, phi công không cần thực hiện hành động phòng vệ nào mà chỉ đơn giản thông báo về mối đe dọa từ quả tên lửa mà radar máy bay phát hiện được.


Trở lại với vụ máy bay xấu số MH17, theo những thông tin ban đầu được cung cấp từ Ukraine thì chiếc máy bay này có thể đã bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa Buk, một loại khí tài quân sự do Nga sản xuất. Độ cao của chiếc máy bay vào thời điểm vụ việc xảy ra là khoảng 33.000 feet (10 km), vượt ra ngoài phạm vi công kích của hầu hết các loại tên lửa vác vai. Tên lửa Buk sử dụng radar để truy tìm mục tiêu, không giống như loại Stinger tầm nhiệt. Để đối phó với loại tên lửa này, máy bay sẽ phải sử dụng các thiết bị làm nhiễu điện tử khác nhau và thả các đám sợi kim loại giống như trấu nhằm gây nhiễu radar, đánh lạc hướng mục tiêu của tên lửa.


Một cuộc nghiên cứu của FAA (Cục hàng không Liên bang Mỹ) về các cuộc tấn công mà mục tiêu là các máy bay của Mỹ vào năm 1993 đã cho thấy một chiếc máy bay có càng đông hành khách và nhiều hành lý, thì khả năng bị tấn công bởi tên lửa sẽ tăng lên. Mối quan tâm này của chính phủ Mỹ xuất phát từ khi Chiến tranh Lạnh nổ ra, khi đó Mỹ cùng nhiều nước phương Tây đã tài trợ cho Mujahideen, một tổ chức nổi dậy đa quốc gia, chiến đấu với Liên Xô ở Afghanistan, đồng thời tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden và các phần tử al-Qaeda. Khoảng hơn 1.000 tên lửa Stinger tại khu vực này trong những năm 1980. Các quan chức Lầu Năm Góc đã rất tin tưởng vào hiệu quả của Stinger khi loại khí tài này đã giúp bắn rơi 250 máy bay của Liên Xô.


Tuy nhiên, việc FBI phát hiện ra một ống tên lửa Strela-2 (hay SA-7 theo cách gọi của NATO) gần một căn cứ quân sự Ả Rập Saudi được sử dụng bởi máy bay chiến đấu Mỹ vào năm 2001, đã làm dấy lên mối lo ngại rằng những kẻ khủng bố đã lên kế hoạch cho các cuộc tấn công sử dụng tên lửa vác vai. Mặc dù tên lửa được tìm thấy tại Ả Rập Saudi vẫn còn nguyên vẹn, nhưng các dấu vết để lại cho thấy những tên khủng bố có thể đã cố gắng để kích hoạt nó.


(Theo TIME)




Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:




Thích và chia sẻ bài này trên:






Từ vụ MH17: Có thể bảo vệ máy bay khỏi tấn công tên lửa?

Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY




Tải clip phim ảnh video bài: Từ vụ MH17: Có thể bảo vệ máy bay khỏi tấn công tên lửa?
Link download movie cine hd: Từ vụ MH17: Có thể bảo vệ máy bay khỏi tấn công tên lửa?


Việt 247 mới nhất

 

© 2010 Việt 247 All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info