Sự mập mờ của “đường 10 đoạn”
(Chủ Quyền Biển Đông) - Dư luận đang tiếp tục lên án hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam và cùng Việt Nam giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan.
Mới đây, Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại Ăng-gô-la đã tổ chức mít tinh quần chúng phản đối những hành động vi phạm luật pháp quốc tế của phía Trung Quốc, bày tỏ đồng tình với cách xử lý của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, quyết tâm đoàn kết, chung sức cùng quân và dân cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Đại sứ quán nước ta tại Ăng-gô-la và Ban chấp hành Hội cũng đã phát động cuộc vận động “Chung tay bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông” tổ chức quyên góp trong cộng đồng. Tổng số tiền quyên góp được là 58.000USD và đã được chuyển về nước gửi tặng lực lượng Cảnh sát biển và lực lượng Kiểm ngư Việt Nam.
Cán bộ, chiến sĩ Tàu CSB 4032 (Vùng CSB 2) làm nhiệm vụ tuyên truyền tại vùng biển Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép và mang nhiều tàu hộ tống, bảo vệ. Ảnh: Mạnh Thắng.
Bày tỏ quan điểm về việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông, Ủy ban thường vụ Quốc hội Liên bang Mê-hi-cô đã hối thúc Trung Quốc tìm kiếm giải pháp hòa bình sau khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngày 8-7, thông báo của Ủy ban thường vụ Quốc hội Liên bang Mê-hi-cô cho biết, cơ quan này đã đề xuất lên Tổng thống Ên-ri-kê Pê-nha Ni-ê-tô (Enrique Peía Nieto) thông qua Bộ Ngoại giao yêu cầu Trung Quốc giải quyết tình hình căng thẳng trên Biển Đông bằng con đường đối thoại, đàm phán, tuân thủ luật pháp quốc tế và không sử dụng vũ lực. Đề xuất của ủy ban trên nêu rõ việc làm của người đứng đầu bộ máy hành pháp (chính phủ) nằm trong khuôn khổ pháp luật thể hiện trên chính sách đối ngoại của Mê-hi-cô, trong đó có nguyên tắc không can thiệp, giải quyết mọi tranh chấp bằng con đường hòa bình, không đe dọa hay không sử dụng sức mạnh trong quan hệ quốc tế và bình đẳng luật pháp giữa các quốc gia.
Đề xuất trên được đưa ra sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội Liên bang Mê-hi-cô xem xét ý kiến phân tích của nghị sĩ Xê-ba-xtian An-phôn-xô đề la Rô-xa Pê-la-ết (Sebastian Alfonso de la Rosa Pelaez) thuộc Đoàn nghị sĩ đảng Cách mạng Dân chủ (PRD), theo đó chính khách này tóm tắt diễn biến diễn ra trên Biển Đông kể từ khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo nghị sĩ Rô-xa Pê-la-ết, Việt Nam đã nhiều lần phản đối việc làm sai trái nói trên, nhấn mạnh Trung Quốc đã vi phạm tinh thần bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 và Nguyên tắc 6 điểm giải quyết các vấn đề trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nghị sĩ Mê-hi-cô nêu rõ, Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và tàu thuyền hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, đồng thời khẳng định có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử chứng tỏ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.
Nghị sĩ Rô-xa Pê-la-ết cũng cảnh báo tình hình căng thẳng trên Biển Đông đang có chiều hướng gia tăng sau vụ việc trên và có nguy cơ khiến tình trạng bất ổn leo thang tại khu vực cũng như gây ảnh hưởng tới các khu vực khác trên thế giới.
Trong khi đó, Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) vừa có bài phân tích nguyên do của việc Trung Quốc duy trì kiểu tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông bằng các đường đứt đoạn, thay vì bằng một đường liền mạch.
Bài phân tích viết: Mới đây, Trung Quốc công bố một bản đồ chính thức mới về lãnh thổ của nước này. Đây là sự nối tiếp những hành động gây hấn của Trung Quốc thời gian gần đây như thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tấm bản đồ mới với một “đường lưỡi bò” gồm 10 đoạn nuốt gần trọn Biển Đông khiến các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á và thậm chí cả Ấn Độ, quan ngại. Tuy nhiên, một trong những điều khiến dư luận thế giới hiện nay tò mò đó là tác dụng của những đường đứt đoạn này.
Có nhiều ý kiến nhận định, tác dụng đầu tiên của những đường đứt đoạn là sự mơ hồ có tính toán. Theo Bắc Kinh, các đường đứt đoạn không thể hiện tuyên bố chủ quyền không thể xâm phạm đối với toàn bộ khu vực nằm trong đó, mà trên thực tế thể hiện phạm vi tối đa mà ở đó Trung Quốc có quyền kiểm soát. The Diplomat bình luận, cách tuyên bố này thể hiện sự tính toán của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Bởi, bằng cách duy trì các đường đứt đoạn, Bắc Kinh cũng cho thấy sự mập mờ của mình trong các tuyên bố chủ quyền trên biển, đồng thời để ngỏ một phương án đàm phán với các nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
(Theo TTXVN)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Sự mập mờ của “đường 10 đoạn”
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|
Tải clip phim ảnh video bài: Sự mập mờ của “đường 10 đoạn”
Link download movie cine hd: Sự mập mờ của “đường 10 đoạn”