Theo dõi điện thoại trái phép sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
(Pháp luật) - Như BBT đã đưa, vừa qua Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông và Công an thành phố Hà Nội phát hiện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Việt Hồng tạo ra và kinh doanh phần mềm Ptracker để truy cập bất hợp pháp vào điện thoại thông minh của người dùng, chiếm quyền điều khiển, lấy cắp thông tin…
Thực tế cho thấy, việc cung cấp phần mềm theo dõi điện thoại không mới mẻ, chỉ cần đánh vài từ khóa tìm kiếm trên mạng Internet sẽ thấy hàng loạt tổ chức, cá nhân rao bán một cách công khai. Vậy, pháp luật quy định xử lý vấn đề này như thế nào?
Ở vụ việc Công ty Việt Hồng, kết luận của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội nêu rõ, việc Công ty Việt Hồng tạo ra, cài đặt và phát tán phần mềm Ptracker để thực hiện thu thập thông tin riêng của người sử dụng điện thoại và lưu giữ tại máy chủ đã vi phạm Khoản 2 Điều 71 Luật Công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, việc ngăn chặn khả năng của người dùng điện thoại xóa bỏ hoặc hạn chế sử dụng Ptracker của Việt Hồng cũng vi phạm Khoản 4 Điều 71, Luật Công nghệ thông tin; hành vi chiếm đoạt quyền điều khiển thiết bị số vi phạm Khoản 5 Điều 71 Luật Công nghệ thông tin; hành vi làm mất an toàn, bí mật thông tin của người sử dụng điện thoại vi phạm Điểm đ, Khoản 2 Điều 72 Luật Công nghệ thông tin.
Ngoài ra, việc Công ty Việt Hồng quảng cáo trên trang web dịch vụ “theo dõi đối tượng,” là dịch vụ cấm kinh doanh (sử dụng bất hợp pháp thông tin riêng, quy định cấm tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 72/2003/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet trên mạng), vi phạm Khoản 1, Điều 8 Luật Quảng cáo.
Với các hành vi này, Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã kết luận chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an Hà Nội tiếp tục điều tra làm rõ.
Luật sư Trương Anh Tú (Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú) thì cho rằng, việc làm trên của doanh nghiệp đã vi phạm hàng loạt quy định của pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh các vi phạm đã nêu trên, ông Tú còn cho hay dưới góc độ dân sự, hành vi của doanh nghiệp đã vi phạm Bộ luật Dân sự. Bộ luật này quy định việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc doanh nghiệp tự ý sử dụng phần mềm theo dõi điện thoại để thống kê, ghi âm cuộc gọi, sao lưu tin nhắn, hình ảnh, video… để theo dõi là xâm phạm trực tiếp đến đời sống riêng tư của người khác, vi phạm nghiêm trọng quyền bí mật đời tư (quyền bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín) của cá nhân được quy định tại Điều 38 Bộ Luật dân sự.
Dưới góc nhìn hình sự, tùy từng mức độ có thể xem xét để xử lý về tội “Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác” quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự.
Với người đề nghị doanh nghiệp theo dõi “đối tượng,” Luật sư Trương Anh Tú cho rằng hành vi này vi phạm Điều 38 Bộ Luật Dân sự và Điều 125 Bộ luật Hình sự.
Ông Tú cũng nhận định, cho dù luật pháp đã có những quy định về chống phần mềm gây hại, bảo đam an toàn, bí mật thông tin nhưng thực tế thì một số doanh nghiệp vẫn công khai cung cấp phần mềm theo dõi điện thoại vì những quy định trên chưa cụ thể, không có văn bản hướng dẫn chi tiết và quy định cơ chế quản lý giám sát hoạt động này.
Bên cạnh đó, hoạt động công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, tinh vi và phức tạp trong khi các quy định của pháp luật chưa bắt kịp để điều chỉnh thích hợp. Bởi vậy, theo ông Tú, kẽ hở lớn nhất của pháp luật về vấn đề này là cơ chế, quản lý giám sát đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin không được quy định cụ thể. Các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này đang còn hạn chế dẫn đến việc doanh nghiệp lợi dụng để thu lợi bất chính, các chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm khắc và quyết liệt.
Nhiều chuyên gia kỳ vọng, khi Luật An toàn thông tin ra đời sẽ có những biện pháp mạnh mẽ hơn, đủ sức răn đe những doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của luật pháp để thu lợi bất chính./.
Sử dụng phần mềm an ninh để phát hiện phần mềm gián điệp
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng (Công ty Bkav) khuyến cáo bên cạnh việc cẩn trọng khi sử dụng thiết bị di động (hạn chế cho người khác sử dụng điện thoại, tránh click vào link lạ…), một số phần mềm an ninh bảo mật hiện nay có thể phát hiện ra các ứng dụng chạy ngầm, phần mềm gián điệp. Bởi vậy, ông khuyến cáo người dùng nên áp dụng biện pháp này để bảo vệ mình.
Về việc chỉ một số điện thoại của Samsung không xóa được Ptracker cài đặt nâng cao, vị chuyên gia này cho biết Android là hệ điều hành mở. Các nhà sản xuất thiết bị thường tùy chỉnh theo thiết kế của mình. Do đó, rất có thể đơn vị Ptracker chỉ tập trung vào một số điện thoại của Samsung mà chưa mở rộng sang các điện thoại Android khác.
Phát hiện doanh nghiệp Việt bán phần mềm gián điệp trên di động
Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông và Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Việt Hồng tạo ra và kinh doanh phần mềm Ptracker để truy cập bất hợp...
(Theo Vietnam+)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Theo dõi điện thoại trái phép sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|
Tải clip phim ảnh video bài: Theo dõi điện thoại trái phép sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
Link download movie cine hd: Theo dõi điện thoại trái phép sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?