“Sát thủ diệt tăng” Spike của Israel liệu có phù hợp với Việt Nam



(Sức mạnh quân sự Việt Nam) - Spike là tổ hợp tên lửa chống tăng do Công ty Rafael nghiên cứu phát triển với các phiên bản khác nhau để bộ binh mang vác hoặc lắp lên xe cơ giới và trực thăng vũ trang.


Tương tự Javelin của Mỹ, tên lửa chống tăng Spike sử dụng nguyên lý dẫn tự động nhưng khác ở chỗ lệnh truyền của xạ thủ đến tên lửa bằng sợi quang để điều khiển tên lửa đang bay và bắt mục tiêu sau khi phóng, nhờ đó sẽ mở rộng khả năng chiến đấu của tên lửa. Tên lửa được lắp các kiểu đầu tự dẫn khác nhau.



Sơ đồ cấu tạo chung của tên lửa Spike (từ trái qua phải): Khối điện tử; Động cơ hành trình; Ắcquy; Đầu nổ chính; Cơ cấu an toàn; Cuộn sợi quang; Động cơ phóng; Bề mặt kiểm tra; Cơ cấu trợ động; Cánh gập; Khối con quay: Đầu nổ phụ; Đầu tự dẫn.


Đối với Spike, mối liên hệ giữa xạ thủ với tên lửa sau khi bắn duy nhất nhờ vào đường truyền tín hiệu điều khiển thông qua sợi quang nhờ đó cho phép:


- Lựa chọn mục tiêu sau khi bắn hoặc thay đổi giữa chừng nếu phát hiện mục tiêu khác nguy hiểm hơn.


- Nhận dữ liệu và nhận dạng mục tiêu trong thời gian thực.


- Đầu tự dẫn thực hiện bắt mục tiêu sau khi phóng đạn, tên lửa có thể được bắn đi từ vị trí có không gian kín.


- Đạt được độ chính xác cao ở tầm bắn lớn nhất.


- Giảm thiểu sự tổn hại do luồng phụt của tên lửa.


Tên lửa Spike có vận tốc trung bình trên đường bay từ 130 m/s – 180 m/s, đối với tên lửa Spike-LR thời gian bay ở tầm bắn xa nhất mất 26 giây. Tuỳ theo đối tượng tác chiến, Spike được lắp các kiểu đầu nổ khác nhau như xuyên lõm tandem, nổ mảnh, xuyên-nổ…để tiêu diệt xe tăng, thiết giáp, các công trình quân sự (lô cốt, hầm đất nện…) và các công trình kiến trúc. Theo kết quả thử nghiệm, khả năng xuyên thép đồng nhất của Spike-LR là 700 mm, của Spike-ER đến 1.000 mm. Tổ hợp có thể sử dụng khi nhiệt độ môi trường từ -320C – +490C.


Họ tên lửa Spike gồm 5 phiên bản: Spike-SR, Spike-ER, Spike-MR, Spike-LR và Spike-NLOS mới ra đời năm 2010.


Tên lửa chống tăng Spike-SR

Tên lửa chống tăng Spike-SR tại triển lãm



Spike-SR là phiên bản của tổ hợp tên lửa chống tăng Spike tầm gần, dẫn tự động, có thể bắn từ vị trí có không gian hẹp.


Thông số kỹ thuật: Tầm bắn: 50 – 800m; Khối lượng 9 kg; Kiểu đầu tự dẫn: hồng ngoại không làm mát; Chế độ dẫn: tự động; Sử dụng: mang vác.


Tên lửa chống tăng Spike-MR và thiết bị điều khiển

Tên lửa chống tăng Spike-MR và thiết bị điều khiển



Spike-MR là phiên bản có tầm bắn xa đến 2.500 m, dẫn tự động, an toàn cho xạ thủ, xác suất tiêu diệt mục tiêu cao. Có khả năng sử dụng tên lửa với đầu tự dẫn hoàn thiện hơn để có thể tìm mục tiêu và hiệu chỉnh đường bay sau khi bắn.


Thông số kỹ thuật: Tầm bắn 200 – 2.500m; Khối lượng 26 kg (gồm giá 3 chân); Kiểu đầu tự dẫn: quang điện; Chế độ dẫn: dẫn tự động hoặc dẫn tự động có đánh giá và điều chỉnh; Sử dụng: mang vác.


Tên lửa Spike-LR lắp trên xe LSV

Tên lửa Spike-LR lắp trên xe LSV



Spike-LR là phiên bản có tầm bắn từ 200m đến 4.000 m, trang bị đầu tự dẫn 1 hoặc 2 chế độ. Tổ hợp gồm tên lửa và ống phóng nặng 13 kg, giá cao 1,2 m, thiết bị điều khiển nặng 13 kg (khối module 5 kg, kính ngắm ảnh nhiệt 4 kg nhận dạng mục tiêu ở khoảng cách hơn 3 km, gíá ba chân 3 kg và ắc quy 1 kg), kíp chiến đấu gồm 2 người.


Thông số kỹ thuật: Tầm bắn 200 – 4.000m; Khối lượng 26 kg (gồm giá 3 chân); Kiểu đầu tự dẫn: quang điện; Chế độ dẫn: dẫn tự động hoặc dẫn tự động có đánh giá và điều chỉnh; Sử dụng: mang vác hoặc lắp đặt trên xe thiết giáp.


Tên lửa Spike-LR lắp trên xe thiết giáp diệt tăng FRECCIA

Tên lửa Spike-LR lắp trên xe thiết giáp diệt tăng FRECCIA



Spike-ER là phiên bản lắp đặt lên xe thiết giáp và máy bay lên thẳng. Có kênh truyền tín hiệu sợi quang 2 chiều cho phép điều khiển tên lửa bay ở chế độ “Phóng và Lái”. Ở chế độ dẫn tự động “Phóng và Quên” và chế độ “Phóng, Đánh giá và Điều chỉnh”, xạ thủ có thể chọn lại mục tiêu cho tên lửa sau khi bắn, nhờ đó mở rộng đáng kể phạm vi sử dụng tổ hợp để bắn trúng mục tiêu ở cả những khu vực dễ gây nguy hiểm cho xạ thủ.


Nhờ được module hoá, Spike-ER cho phép lắp đặt dễ dàng lên các loại xe thiết giáp.Thành phần của tổ hợp gồm tháp điều khiển từ xa trên đó bố trí thiết bị ngắm bắn, các khối điện tử và phụ trợ. Xạ thủ được trang bị màn hình đa năng với cần điều khiển tên lửa. Ngoài ra, Spike-ER còn có thể lắp đặt lên các loại máy bay trực thăng như AH-1S Cobra, Agusta A-129, MD-500 Defenders, Gazelle, Mi-24…


Thông số kỹ thuật: Tầm bắn 400 – 8.000m; Khối lượng 91 kg (gồm giá 3 chân); Kiểu đầu tự dẫn: quang điện; Chế độ dẫn: dẫn tự động hoặc dẫn tự động có đánh giá và điều chỉnh; Sử dụng: mang vác hoặc lắp đặt trên xe thiết giáp, máy bay trực thăng.



Spike-NLOS (Non Line Of Sight) là phiên bản mới nhất của họ tên lửa Spike có tầm bắn xa đến 25 km. Spike-NLOS có thể được dẫn nhờ máy bay không người lái hoặc vệ tinh nếu có hệ thống định vị mục tiêu phù hợp. Việc điều khiển tên lửa được thực hiện bằng hệ thống truyền lệnh quang-điện 2 chiều. Tổ hợp sử dụng được cả trong điều kiện ban đêm.


Thông số kỹ thuật: Tầm bắn: đến 25 km; Khối lượng 71 kg (gồm giá 3 chân); Kiểu đầu tự dẫn: quang điện; Chế độ dẫn: dẫn tự động hoặc dẫn tự động có đánh giá và điều chỉnh; Sử dụng: mang vác hoặc lắp đặt trên xe thiết giáp, trực thăng, tàu chiến.


Tổ hợp tên lửa Spike đã được quân đội Israel sử dụng trong cuộc chiến tranh Nam Li băng lần thứ hai năm 2006 và trong chiến dịch chống khủng bố “Lita Svinhes” tại dải Gaza. Riêng cuộc chiến Nam Li băng lần thứ hai, quân đội Israel đã bắn gần 500 quả tên lửa Spike.


Một số nước như Singapore, Phần Lan, Hà lan, Hàn Quốc và Rumani đã mua tên lửa Spike để trang bị cho quân đội còn Italia và Tây Ban Nha đang cân nhắc lựa chọn. CHLB Đức đã nhập dây chuyền sản xuất tổ hợp Spike với tên gọi EURO SPIKE để cung cấp cho các nước châu Âu, tên lửa sản xuất tại nhà máy của hãng Diehl BGT Defence còn module điều khiển và kính ngắm sản xuất tại công ty Rheinmetall Defence Electronics.


Hiện nay trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có các tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ cũ AT-3 Malyutka và AT-4 Fagot do Liên Xô sản xuất đã rất lạc hậu, khó phát huy tác dụng khi đối đầu với các xe tăng hiện đại. Vì vậy, tên lửa Spike có thể xem như một ứng viên phù hợp để Việt Nam bổ sung sức mạnh cho kho vũ khí chống tăng của mình.


Khám phá vũ khí mới trên tàu PCF Việt Nam sau nâng cấp

Khám phá vũ khí mới trên tàu PCF Việt Nam sau nâng cấp


Ngày 24/5 tại Kiên Giang đã diễn ra cuộc bắn thử nghiệm các loại vũ khí sau cải tiến trên tàu PCF, đây là tiền đề cho việc nâng cấp, kéo dài tuổi thọ loại tàu này. Giang thuyền hay còn được...



Cảnh sát biển Việt Nam sắp nhận tàu trinh sát hiện đại

Cảnh sát biển Việt Nam sắp nhận tàu trinh sát hiện đại


Đây là loại tàu vỏ thép, có nhiệm vụ trinh sát, thực thi pháp luật trên biển; khai thác thủy, hải sản, kết hợp làm kinh tế... và sẽ hoàn thành vào năm sau. Ngày 17/6, lễ ký kết hợp đồng đóng...



Diễn tập thực binh đánh địch xâm nhập biên giới

Diễn tập thực binh đánh địch xâm nhập biên giới


Xã biên giới Châu Khê, Nghệ An, tổ chức diễn tập thực binh đánh địch xâm nhập khu vực biên Ngày 17/6, tại địa bàn xã biên giới Châu Khê, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đã...



(Theo Tri Thức)




Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:




Thích và chia sẻ bài này trên:






“Sát thủ diệt tăng” Spike của Israel liệu có phù hợp với Việt Nam

Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY




Tải clip phim ảnh video bài: “Sát thủ diệt tăng” Spike của Israel liệu có phù hợp với Việt Nam
Link download movie cine hd: “Sát thủ diệt tăng” Spike của Israel liệu có phù hợp với Việt Nam


Việt 247 mới nhất

 

© 2010 Việt 247 All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info