Quân phục Ratnik Nga có thể tự “gọi điện” cấp cứu
(Quốc tế) - Các nhà thiết kế Nga đang nghiên cứu hệ thống ghi nhận trạng thái sức khỏe tích hợp trên quân phục tương lai Ratnik để có thể gửi thông tin kịp thời về cho bác sĩ. “Các viện thiết kế đang nghiên cứu hệ thống ghi nhận trạng thái sức khỏe của chiến sĩ cho quân đội Nga. Các cảm biến chuyên dụng trong trang phục binh sĩ sẽ chuyển thông tin cho các bác sĩ quân y. Có kế hoạch tiến hành thí nghiệm trên động vật để nghiên cứu chế tạo hệ thống như vậy”, đây là những thông tin được tờ Izvestia tiết lộ dựa theo văn bản của Bộ Quốc phòng.
Dự kiến, trong năm nay, Học viện Quân y St Peterburg mang tên Kirov VMA sẽ bắt đầu hiện đại hóa các cơ sở thí nghiệm và sẽ hoàn tất vào năm 2016. Mục đích của việc này là nghiên cứu chế tạo hệ thống kiểm soát hoạt động sống của quân nhân và “xác định các thông số sinh lý của người bị hại để đánh giá mức độ nặng nhẹ của tình hình sức khỏe ngay tại nơi bị thương tích”. Văn bản này giải thích, các thử nghiệm được tiến hành để “đánh giá về mặt sinh lý – vệ sinh và công thái học của các mẫu trang phục có triển vọng cho quân nhân”.
Đại diện Học viện Quân y St Peterburg mang tên Kirov VMA cho biết, các chuyên gia của Học viện sẽ quan sát hỗ trợ nhân viên thực hiện thử nghiệm và kiểm tra việc tiến hành các thử nghiệm đó. Theo đại diện của Học viện, các thử nghiệm sẽ được bắt đầu ngay trong năm nay.
Nga đang tiến hành giai đoạn cuối thử nghiệm cấp quốc gia bộ trang phục Ratnik dùng cho quân nhân. Tuy nhiên, “Bộ quân trang của chiến sĩ tương lai” chưa được trang bị các hệ thống kiểm soát hoạt động sống (đã có trong bộ trang phục TALOS của Mỹ). Đại diện bộ Quốc phòng yêu cầu giấu tên thông báo, Học viện Quân y Kirov VMA sẽ thử không phải Ratnik dưới dạng hiện có.
“Bộ quân trang Ratnik đã được thử trên người. Không thể loại trừ là nó sẽ được hiện đại hóa, đưa vào những cái mới nào đó. Có cả các thử nghiệm được tiến hành ở Học viện Kirov”, nguồn tin cho biết.
Các nhà thiết kế Ratnik – Viện nghiên cứu khoa học chế tạo máy chính xác trung tâm của tập đoàn nhà nước Rostekh đã khẳng định rằng, các nghiên cứu về kiểm soát tình trạng của cơ thể đã được tiến hành, song không cho biết chi tiết.
“Trong các biến thể tiếp theo của bộ trang phục sau khi Ratnik được đưa vào trang bị sẽ có việc kiểm soát mạch tim. Đã có các mẫu có triển vọng, chúng tôi đã giới thiệu chúng cho Bộ Quốc phòng”, vị đại diện nói.
Ratnik cải tiến có gì đặc biệt?
Theo các văn bản, Ratnik cải tiến sẽ bao gồm các cảm biến gắn trên thân thể bằng băng tự dính kích thước không quá 20x20x5 mm.
Hệ thống này hoạt động như sau, mỗi phút một lần các cảm biến sẽ lấy thông số nhịp tim, nhịp thở, chỉ số nồng độ ôxy trong máu, mức độ cấp máu đến các mạch máu nhỏ. Thiết bị điện tử của trang phục sẽ ghi nhớ và phân tích các chỉ số này, khi chúng không nằm trong giới hạn bình thường thì tổ hợp này sẽ truyền tín hiệu báo động đến cơ quan y tế.
Các chiến sĩ của đại đội quân y sẽ có các đèn hiệu hiển thị tình trạng của những người bị hại. Dự kiến, sẽ đánh giá tình trạng của người quân nhân theo mức độ từ 0 đến 5 phụ thuộc vào vết thương, mỗi mức sẽ được thể hiện bằng một màu – từ màu xanh lá cây (có thể chiến đấu được) đến đen (hi sinh). Đại đội quân y căn cứ vào tin tức thu nhận được để xác định thứ tự ưu tiên chuyên chở thương binh, và căn cứ vào vị trí của người bị thương để xác định tuyến đường đi tối ưu đến chỗ họ.
Bộ trang bị này sẽ tuyền thông tin về tình trạng của các chiến sĩ cho chỉ huy đại đội quân y, cho các xạ thủ kiêm cứu thương và các hướng dẫn cứu thương bằng hệ thống trinh sát, chỉ huy và liên lạc Strelets (Chòm sao Nhân mã) đã có. Mọi thông số sẽ được ghi nhớ một cách tự động lên bộ nhớ lịch sử bệnh tật.
Theo kế hoạch, các nhà nghiên cứu sẽ thử nơi gắn một cách tối ưu và thuận lợi các bộ phận của bộ trang phục lên thân thể người thử nghiệm. Việc người thử nghiệm đi, chạy, mô phỏng việc bắn và vượt chướng ngại vật sẽ được các máy quay HD và các cảm biến hồng ngoại ghi lại.
Tranh cãi thử nghiệm trên động vật
Ngoài ra, những người thực hiện thí nghiệm còn sử dụng động vật – Học viện Quân y sẽ nhận được 30 con lợn, 60 con cừu và 21 con chó. Trong khoản chi phí cho sử dụng động vật có ghi 1,7 tấn thức ăn, 40 chai thuốc giảm đau zoletin (một loại thuốc gây mê được phép sử dụng), 10 dây đai garô chặn máu chảy và “chi phí dịch vụ vận chuyển và khắc phục xác các động vật thí nghiệm bị chết”.
Các văn bản ghi rõ mục đích của các thí nghiệm này gồm: “nghiên cứu phương pháp và thuật toán đánh giá tình trạng quân nhân khi họ thực hiện các hành động chiến đấu và mức độ nặng nhẹ của tình trạng bị thương khi chiến đấu”, cũng như “thực hiện nghiên cứu mô phỏng vết thương chiến đấu”.
Dù vậy, nhiều chuyên gia trong ngành quân sự và động vật Nga lên tiếng phản đối việc thử nghiệm tính năng này trên động vật.
Phó tổng công trình sư của nhà sản xuất áo gilê chống đạn công ty cổ phần đóng TsVM Armokom – ông Iliya Gavrilov ghi nhận, bây giờ chúng ta không còn tiến hành thử nghiệm một cách phổ biến áo gilê chống đạn trên động vật nữa.
Ông Gavirlov nhấn mạnh: “Hiện nay việc thử độ bền chống đạn xuyên được tiến hành trên các block chất dẻo chuyên dụng. Và chỉ khi cần kiểm tra bổ sung thì mới dùng động vật”.
Nguồn tin của báo Izvestia trong lĩnh vực này cho biết, dưới thời Liên Xô, các cuộc thử áo gilê chống đạn đã được tiến hành chính ở Học viện Quân y mang tên Kirov.
Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền của động vật Vita – Irina Novozhilova tuyên bố, là với trình độ phát triển hiện đại của các mô phỏng cơ thể sống việc sử dụng động vật thật là không có đạo đức.
Novozhilova nói: “Ngày nay có các phương án thay thế – các hình nộm mô phỏng tế bào, mật độ của chúng, máu và sự luân chuyển máu. Có cả các chương trình phần mềm máy tính cho phép chọn loại động vật thử nghiệm, tính khả năng chống chọi của tế bào”.
Nữ chuyên gia này cũng nhắc nhở, ở Nga quyền của động vật chưa được pháp luật quy định. Các tổ chức y tế trong các nghiên cứu loại như vậy tuân thủ theo lệnh của Bộ Y tế Liên Xô từ năm 1977.
Irina Novozhilova phàn nàn: “Ở đó họ nói rằng, các thí nghiệm gây đau đớn sẽ phải được tiến hành khi có gây mê. Nhưng trên thị trường không có các thuốc gây mê cho động vật – ngành kiểm soát chất gây nghiện đã đánh mạnh vào ngành thú y khi cấm ketamin (một loại thuốc mê gây nghiện dùng cho thú y). Chưa bao giờ zoletin được coi là chất thay thế đầy đủ giá trị– nó không thể giảm đau hoàn toàn, nó đắt hơn, có nhiều phản ứng phụ, khó cất giữ bảo quản. Zoletin nói chung là rất có hại đối với động vật móng guốc”.
Bộ trang phục Ratnik có tổng trọng lượng gần 20kg gồm có giáp bảo vệ, phương tiện dẫn đường GLONASS, hệ thống điều hành Strelets, thiết bị giao tiếp, súng tiểu liên có kính ngắm đêm và đầu dò tìm nhiệt. Mũ của bộ trang phục này có thể chống được đạn súng ngắn ở cự li 10m, có trang bị đầu dò tìm nhiệt và module ngắm để bắn từ nơi ẩn nấp.
Ngoài ra, Ratnik cũng có suất ăn, tấm lọc làm sạch nước, cơ số quân y, lều và túi ngủ. Ratnik được trưng bày lần đầu tiên năm 2011 và có kế hoạch từ năm nay sẽ đưa vào trang bị trong Quân đội Nga.
Tổ hợp thông tin liên lạc và chỉ huy cấp chiến thuật cho trinh sát và lục quân Strelets được đưa vào trang bị năm 2007. Hệ thống tích hợp công việc của các phương tiện trinh sát, dữ liệu của máy bay không người lái UAV và không quân thông thường, các dụng cụ chỉ thị mục tiêu đến cự ly 1,5 Km. Tổ hợp được dùng để chỉ huy tác chiến, nhận biết các công trình và xác định tọa độ của chúng.
(Theo Kiến Thức)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Quân phục Ratnik Nga có thể tự “gọi điện” cấp cứu
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|
Tải clip phim ảnh video bài: Quân phục Ratnik Nga có thể tự “gọi điện” cấp cứu
Link download movie cine hd: Quân phục Ratnik Nga có thể tự “gọi điện” cấp cứu