Đằng sau sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp quốc phòng Iran
(Quân sự thế giới) - Sự tiến bộ của công nghiệp quốc phòng Iran thời gian gần đây có vai trò rất quan trọng của Trung Quốc.
Tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weeky (Anh) ngày 29/05 đưa tin, chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Fateh đầu tiên của Iran sẽ đi vào hoạt động từ năm 2015.
Trong tháng 11/2013, Jane’s đã công bố một số hình ảnh vệ tinh tiết lộ về một chiếc tàu ngầm đang được đóng mới tại cảng Bandar Anzali. Đây có thể là chiếc thứ 2 với kích thước tương đương với một chiếc tàu ngầm khác đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Bostanu trên eo biển Hormuz.
Các quan chức Iran từng cho biết lớp tàu ngầm với lượng giãn nước 500 tấn, mang tên Fateh đang được đóng mới. Mặc dù vậy, việc hạ thủy chiếc đầu tiên của lớp tàu ngầm này đã không được công bố một cách chính thức. Trong tháng 02/2014, truyền hình Iran đã phát sóng một đoạn phim ngắn về chiếc tàu ngầm này được hạ thủy tại Bostanu.
Theo APA, tàu ngầm lớp Fateh có chiều dài khoảng 50 mét, nó được đóng mới bởi một công ty không rõ danh tính của Trung Quốc. Tàu ngầm lớp Fateh được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm, ống phóng này được sử dụng để phóng ngư lôi và rải mìn.
Cũng có nguồn tin cho rằng, tàu ngầm lớp Fateh còn được trang bị tên lửa phòng không vác vai để phòng vệ trước các cuộc tấn công từ trên không, tuy vậy tính năng này chưa được kiểm chứng. Tàu ngầm mới xuất hiện tại cảng Bandar Anzali sẽ đại diện mối đe dọa mới bởi nó sẽ là chiếc tàu ngầm đầu tiên của Iran hoạt động tại vùng biển Caspian.
Chiếc tàu ngầm mới này sẽ hoạt động dưới sự điều hành của Vệ binh Cách mạng Iran thay vì Hải quân Hồi giáo Iran như trước đây. Mục đích của sự thay đổi này không được công bố nhưng nó cho thấy có những thay đổi đáng kể trong hoạt động của lực lượng vũ trang Iran.
Vai trò quan trọng của Trung Quốc
Thời gian gần đây, công nghiệp quốc phòng Iran đã có những tiến bộ vượt bậc, họ đã sản xuất được tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và bây giờ là tàu ngầm. Sự tiến bộ của công nghiệp quốc phòng Iran thời gian gần đây có vai trò rất quan trọng của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã bán cho Iran tên lửa chống hạm C-802. Nước này cũng đã sản xuất thành công tên lửa chống hạm Noor, một biến thể của C-802 với sự trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc. Sự thành công ban đầu của chương trình tên lửa đạn đạo Iran không thể thiếu bàn tay của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng là một đối tác cực kỳ quan trọng trong chương trình hạt nhân gây tranh cải của nước này.
Đầu tháng 05/2014, Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã có chuyến thăm chính thức đến Tehran. Trong cuộc gặp với người đồng cấp Hossein Dehqan hai bên đã cam kết thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đôi bên đặc biệt là hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước.
Không lâu sau chuyến thăm của ông Thường Vạn Toàn, chiếc tàu ngầm lớp Fetah đầu tiên cũng được úp mở về thời gian đưa vào hoạt động. Điều đáng nói ở đây là mặc dù chiếc tàu ngầm này được đóng mới tại Iran nhưng lại do một công ty của Trung Quốc đảm nhận. Nó được ví như là một biểu tượng cho sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Bắc Kinh-Tehran.
Trước đó, một doanh nhân Trung Quốc cũng đã bị Washington buộc tội vì mua bán các bộ phận tên lửa cho Iran gây ra những căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Rõ ràng với một quốc gia đang bị cấm vận gắt gao như Iran thì rất khó để phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước nếu không có sự trợ giúp bí mật từ nước ngoài.
(Theo Tri Thức)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Đằng sau sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp quốc phòng Iran
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|
Tải clip phim ảnh video bài: Đằng sau sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp quốc phòng Iran
Link download movie cine hd: Đằng sau sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp quốc phòng Iran