Đại học Mỹ kêu gọi xóa bỏ Viện Khổng Tử của Trung Quốc
(Văn hóa) - Hơn 100 giáo viên tại Đại học Chicago, Mỹ, đã bày tỏ quan ngại về sự tồn tại của Viện Khổng Tử ngay trong khuôn viên của trường. Họ nói rằng những cơ sở này là một phần quan trọng của kế hoạch “xâm lăng văn hóa” của Trung Quốc.
Viện Khổng Tử tại Đại học Chicago
Mặc dù ban quản trị Đại học Chicago và các thành viên ở các khoa đã từng ủng hộ Viện Khổng Tử, vì họ tin có khả năng kiểm soát yếu tố chính trị và hệ tư tưởng củaViện này ở trong trường, nhưng nhiều thành viên ở các khoa khác vẫn rất cảnh giác.
Một kiến nghị có chữ ký của hàng trăm giáo viên và nhà giáo dục vừa được gửi tới ban giám hiệu nhà trường để bày tỏ một loạt các quan ngại. Kiến nghị viết: “Đại học Chicago đang tham gia vào một dự án sư phạm có tính chính trị toàn cầu, mà dự án này đi ngược lại các giá trị học thuật của trường trên nhiều khía cạnh. Khi gắn tên tuổi của trường với dự án Viện Khổng Tử, thì trường dù muốn hay không, đang giúp quảng bá cho một kiểu kinh doanh, gây hại cho tính chân thực học thuật của nhiều trường đại học trên thế giới”.
Kiến nghị bày tỏ quan ngại rằng: “Việc cho phép một tổ chức bên ngoài bố trí cán bộ cho các khóa học thuật trong trường, trong trường hợp này càng nghiêm trọng hơn vì cơ quan giám sát của Viện Khổng Tử, gọi là Hán Ban, do các chính ủy đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành”.
Hán ban, nơi thiết lập quy định cho Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, cũng được cho là cơ quan giám sát và yêu cầu về nhân sự cho các viện. Điều này vi phạm luật chống phân biệt tại nơi làm việc của các nước phương Tây, cũng như các giá trị cơ bản về tự do đức tin và ngôn luận.
Dù vậy, những người ủng hộ Viện Khổng Tử, và trường đại học không trả lời vào bản chất của các quan ngại đối với Viện Khổng Tử, bất kể hoạt động chức năng của nó thế nào. Điều trọng yếu là các viện này trở thành phương tiện để nhà nước Trung Quốc gây ảnh hưởng, bị kiểm soát một cách bí mật để tạo dựng tính chính thống của họ trên thế giới thông qua các giải pháp hướng ngoại ôn hòa này. Những người chỉ trích cho rằng bằng cách thiết lập sự có mặt tại các trường đại học quốc tế và tài trợ ở đó, Viện Khổng Tử có thể tạo ra sự tự kiểm duyệt.
Giáo sư John Mark Hansen, Chủ tịch Ban Giám đốc của Viện Khổng Tử tại Đại học Chicago nói, “tự do học thuật luôn là giá trị tối cao tại Đại học Chicago, và thành viên các khoa ở đây luôn chất vấn tự do” kể cả những người tham gia vào Viện Khổng Tử. Trong một email, giáo sư Hansen nói rằng Viện Khổng Tử ở Đại học Chicago chủ yếu tài trợ cho nghiên cứu, và tất cả hoạt động dạy và nghiên cứu của Viện đều được trường giám sát và kiểm soát.
Những Viện Khổng Tử của Trung Quốc cũng bị phản đối ở nhiều nước khác. Tại Canada, xung đột nổi bật nhất của vấn đề này xảy ra ở Đại học McMaster, Ontario. Đại học này nổi tiếng khi có đơn kiện tại Tòa án Nhân quyền ở Ontario sau khi họ phát hiện ra Sonia Zhao, một giáo viên của Viện Khổng Tử, bị buộc phải giấu đức tin của cô với Pháp Luân Công. Zhao nói rằng cô bị hướng dẫn cách tránh các chủ đề chính trị nhạy cảm trong khóa học ở Bắc Kinh. Dư luận xấu về McMaster kết thúc khi họ quyết định không gia hạn hợp đồng 5 năm với Viện Khổng Tử, và kết thúc vào ngày 31/7/2013.
Đại học Chicago dường như sẽ tiếp tục hợp đồng với Viện Khổng Tử. Hợp đồng này sẽ tự động được gia hạn vào tháng 9 tới, trừ khi một bên hủy bỏ, bằng thông báo trước 90 ngày. Một cuộc họp vừa được tổ chức ngày 16/5 vừa qua, nhưng đã không có bỏ phiếu về vấn đề này. Ban quản lý Đại học Chicago không đưa ra bình luận gì về kiến nghị trên.
Học viện Khổng Tử là hệ thống học viện công phi lợi nhuận, thành lập với mục tiêu quảng bá tiếng Hoa và văn hoá Trung Hoa, giảng dạy tiếng Hoa cho mọi đối tượng trên toàn thế giới đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giao lưu văn hóa. Đôi khi chúng được so sánh với những tổ chức xúc tiến ngôn ngữ và văn hoá như Viện trao đổi văn hoá Pháp và Học viện Goethe của Đức hay Hội đồng Anh.
Tuy nhiên, không như những tổ chức này, Học viện Khổng Tử hoạt động trong các trường đại học, ngày càng nâng cao những lo ngại về ảnh hưởng của học viện về tự do học thuật và khả năng về “quyền lực mềm”. Học viện Khổng Tử có trụ sở đặt tại Bắc Kinh. Chương trình bắt đầu từ năm 2004 và do Văn phòng Hội đồng tiếng Hoa Quốc tế chịu trách nhiệm về tài chính, một tổ chức phi lợi nhuận liên kết với Bộ Giáo dục Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Các học viện hoạt động thông qua hợp tác với các trường đại học liên kết tại địa phương và các trường đại học trên toàn thế giới. Chương trình Lớp học Khổng Tử liên kết với các trường học cấp hai hoặc khu vực trường học để cung cấp giáo viên và tài liệu giảng dạy.
Trung Quốc có kế hoạch thiết lập khoảng 100 Học viện Khổng Tử tại các nước trên thế giới. Hiện nay các cơ sở dạng này đã xuất hiện tại khoảng 40 quốc gia trên thế giới, có mặt ở hầu hết các lục địa. Đánh giá về dài hạn, thông qua việc giới thiệu và quảng bá ngôn ngữ, nền văn hóa và con người Trung Quốc, Học viện Khổng Tử là nhân tố của “quyền lực mềm” trong đường lối chính trị Trung Quốc. Qua đó, có thể dùng tầm ảnh hưởng, uy tín và sức thu hút để thực hiện những dụng ý trên thế giới mà không cần áp dụng sức mạnh quân sự hay kinh tế.
(Theo Năng Lượng Mới)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Đại học Mỹ kêu gọi xóa bỏ Viện Khổng Tử của Trung Quốc
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|

Tải clip phim ảnh video bài: Đại học Mỹ kêu gọi xóa bỏ Viện Khổng Tử của Trung Quốc
Link download movie cine hd: Đại học Mỹ kêu gọi xóa bỏ Viện Khổng Tử của Trung Quốc