Thuê người lao động mà không đóng BHXH cho họ là không đúng đạo lý
(Xã hội) - “Vác tiền đi đầu tư là phải thận trọng. Cho ngân sách vay nhưng vay thế nào? Tiền này không phải tiền của cơ quan BHXH. Quốc hội (QH) mà thông qua thì quỹ bị vỡ” – Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói rất gay gắt tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ QH về dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) ngày 13.8.
Theo dự thảo Luật BHXH, có tới 5 hình thức đầu tư bằng tiền quỹ BHXH: Mua trái phiếu, công trái; cho NSNN vay, gửi ngân hàng; đầu tư vào các công trình trọng điểm quốc gia; ủy thác đầu tư.
Chủ tịch QH đề nghị UB Kinh tế và UB Tài chính – Ngân sách (QH) kiểm tra lại. Bởi nếu giữ các quy định này, QH mà thông qua thì vỡ quỹ”.
Nêu “một điều phi lý” khiến NLĐ ngoài nhà nước thiệt thòi là việc căn cứ mức lương được trả trên hợp đồng để đóng BHXH, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng lấy ví dụ ngay bằng trường hợp “lương ký 2 triệu đồng thì người sử dụng lao động chỉ đóng BHXH trên số đó, nhưng thực tế các khoản phụ cấp khác như xăng xe, tiền điện thoại, tiền nhà… cộng với lương cao hơn nhiều”.
Và kết quả của việc đóng bảo hiểm trên mức lương theo hợp đồng là dù NLĐ có được đóng liên tục thì khi lĩnh vẫn thấp. “Cần phải tính cả phụ cấp” – ông Tùng đề nghị.
Nhắc lại lộ trình mức sống tối thiểu quy định trong Bộ luật Lao động là năm 2015 nhưng bị đẩy sang năm 2017, Chủ tịch Ngọc Tùng đặt câu hỏi “Việc sửa Luật BHXH lại đặt lộ trình đến năm 2018, có chắc chắn 100% hay chỉ giống như hứa trong Bộ luật Lao động!?”.
Theo ông, để kéo dài ngày nào thì NLĐ thiệt ngày đó, bởi nếu cứ lấy lý do DN khó khăn thì cuối cùng người thiệt thòi vẫn chỉ là NLĐ. Hứa 2018 thì phải là 2018, không thể kéo dài” – ông nói.
Sau ý kiến của Chủ nhiệm UB Kinh tế (QH) về việc Nhà nước phải bỏ ra 443 tỉ đồng/năm để hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người hoạt động không chuyên trách, nhưng đặt vấn đề phải nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ này chứ không chỉ có ban hành chính sách hỗ trợ.
Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng tiếp tục đề nghị cách tiếp cận mới làm thay đổi toàn bộ cách quản lý BHXH theo hướng “ai trả lương cho NLĐ thì phải đóng BHXH cho NLĐ, trả lương bao nhiêu thì đóng BHXH bấy nhiêu” vì như CB bán chuyên trách không phải dành 100% thời gian cho công việc, không phải làm thường xuyên nên không trả lương thường xuyên, mà trả lương phụ cấp. “Thuê NLĐ mà không đóng BHXH cho họ là không đúng đạo lý” – ông Tùng khẳng định.
Ông cũng bày tỏ tán thành với việc áp dụng mức 45% như hiện nay, bởi với mức này thì không bao giờ vỡ quỹ. Miễn đừng lấy quỹ này trả cho người đóng thấp mà hưởng cao.
(Theo Người Lao Động)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Thuê người lao động mà không đóng BHXH cho họ là không đúng đạo lý
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|
Tải clip phim ảnh video bài: Thuê người lao động mà không đóng BHXH cho họ là không đúng đạo lý
Link download movie cine hd: Thuê người lao động mà không đóng BHXH cho họ là không đúng đạo lý