Tại sao xe tăng Israel không bị phá hủy ở Gaza?
(Quốc tế) - Từng gánh chịu tổn thất ở Lebanon 2006, nhưng giờ đây xe tăng Israel không chịu thương vong nào ở Gaza. Tại sao lại như vậy?
Trong các cuộc chiến tranh, thường thì báo cáo về chiến quả và thiệt hại sẽ được phóng đại hoặc thu nhỏ tùy theo mục đích chính trị và tuyên truyền. “Kẻ thắng luôn đúng” – đó là chân lí của mọi cuộc chiến tranh. Những hoạt động quân sự của Isarel ở dải Gaza trong thập niên vừa qua cũng không ngoại lệ. Chỉ có một số loại vũ khí, chẳng hạn như hệ thống phòng không Iron Dome, đã thu hút được sự quan tâm của truyền thông quốc tế.
Sau khi Iron Dome đã trở thành một cái tên được quan tâm rộng rãi, những trận chiến gần đây đã làm nổi bật sự quan trọng của hệ thống phòng ngự chủ động Trophy, giúp bảo vệ các xe tăng Isarel khỏi tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM).
Vào thời điểm này, rõ ràng là chiến dịch “Protection Edge” của Isarel ở dải Gaza đang có hướng đi khác với hai chiến dịch gần đây: “Pillar of Defense” (2012) và “Cast Lead” (2009). Trái với những cuộc đụng độ trước đây, chiến dịch hiện tại của Israel hướng đến một chiến lược phòng thủ hiệu quả.
Hamas đã dành nhiều năm chuẩn bị, tập trung vào hệ thống các đường hầm tấn công và phòng thủ, một số chạy sâu vào lãnh thổ Israel (hơn 40 đường hầm như vậy đã được phát hiện cho đến nay). Là một phần của chiến lược chiến tranh đường hầm của mình, Hamas cũng đã đào tạo các đội đặc công – một thành phần quan trọng đối với một hình thức chiến tranh du kích cơ động cao trong và xung quanh các đường hầm. Các đội đặc công như vậy thường có từ 10-15 thành viên được huấn luyện kĩ, nhưng thường các đội này sẽ bị tổn thất lớn sau mỗi trận đánh. Đổi lại, họ gây ra thương vong đáng kể về phía Israel.
Tại thời điểm này, thương vong của binh sĩ Israel đã lên tới hàng chục người. Bằng cách này, chiến dịch “Protection Edge” của Isarel có vẻ giống cuộc chiến tranh năm 2006 với Hezbollah hơn là cuộc chiến với Hamas.
Tuy nhiên, có một điểm khác biệt trong thương vong giữa cuộc chiến năm 2006 và chiến dịch ở dải Gaza hiện nay.
Năm 2006, Hezbollah đã đưa vào tham chiến rất nhiều tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Kornet và gây thiệt hại đáng kể cho các xe tăng Merkava của Isarel. Các xe tăng hạng nặng của Isarel đã mắc kẹt trong địa hình rừng núi chật hẹp của Lebanon, trở thành mục tiêu lí tưởng cho tên lửa chống tăng. Chính vì sự thiếu hiệu quả của xe tăng, mà các chiến dịch chống du kích của Isarel phải sử dụng bộ binh như lực lượng chính, gây ra thiệt hại lớn.
Tuy nhiên, trong số 48 binh sĩ Isarel thiệt mạng trong chiến dịch “Protection Edge” hầu như không có mặt các thành viên tổ lái xe tăng Merkava. Thay vào đó, Hamas đã tập trung tấn công các xe bọc thép chở quân Israel. Đặc biệt, sự cố nghiêm trọng nhất là việc 7 binh sĩ Isarel chết khi di chuyển trên một chiếc M113 lỗi thời. Việc sử dụng các xe M113 lỗi thời đã gây ra sự phẫn nỗ trong công chúng Israel. Quân đội Mỹ đã cho ra mắt các mẫu xe M113 từ những năm 1960, nhưng Israel hiện vẫn sở hữu nhiều phiên bản cải tiến Achzarit và Namer của dòng xe bọc thép chở quân này. Sau sự cố này, một số xe bọc thép kiểu mới đã được khẩn cấp điều đến để thay thế.
Sự thành công trong việc bảo vệ các xe tăng Isarel chính là từ hệ thống phòng ngự chủ động Trophy. Được phát triển bởi các công ty Rafael và Elta của Israel, hệ thống Trophy hoạt động theo chuỗi ba bước. Đầu tiên là sử dụng radar phát hiện tên lửa bay đến, trong khi đó máy tính của hệ thống tính toán đạn đạo sẽ xác định tên lửa có hay không tấn công vào xe. Nếu là có, hệ thống Trophy sẽ phóng lượng nổ đánh chặn tên lửa, phá hủy nó giữa đường bay.
Sự thành công của Trophy có thể có hai ý nghĩa chiến lược quan trọng:
- Đầu tiên, đó là cách Isarel kết luận về chiến dịch “Protection Edge”. Theo báo cáo của DEBKAfile, Lữ đoàn xe tăng Merkava Mk.IV số 401 “Đường mòn sắt” của Isarel đã từng mất 12 binh sĩ trong cuộc chiến năm 2006, thì đến nay đã trở thành một mũi nhọn có hiệu quả trong chiến đấu với Hamas trong khu vực đô thị ở Gaza.
- Thứ hai, thành công đạt được ở Gaza mang ý nghĩa quan trọng trong nghệ thuật quân sự: Sau cuộc chiến 2006, thành công của các tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM đã khiến nhiều người nghĩ về cuộc chiến chống du kích như một nhiệm vụ mà bộ binh đóng vai trò chủ yếu. Thực tế thì, với những hệ thống như Trophy, rất khó để quân du kích có thể hạ được xe tăng. Và khi đó, xe tăng sẽ là lá chắn thép bảo vệ hiệu quả cho binh lính.
(Theo Kiến Thức)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Tại sao xe tăng Israel không bị phá hủy ở Gaza?
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|
Tải clip phim ảnh video bài: Tại sao xe tăng Israel không bị phá hủy ở Gaza?
Link download movie cine hd: Tại sao xe tăng Israel không bị phá hủy ở Gaza?