Vũ khí nào của phương Tây khiến Nga kinh hãi?



(Quân sự thế giới) - Dù khiến NATO sợ hãi không ít nhưng Quân đội Nga có thể cũng “lạnh gáy” trước nhiều mẫu vũ khí của phương Tây.


Tờ National Interest cho hay, khi xét tới một cuộc chiến tranh tiềm năng giữa NATO và Nga có liên quan tới Ukraine hay điểm nóng nào khác, luôn có sự chú ý đổ dồn về tiềm lực quân sự Mỹ trước vũ khí của Nga. Nhưng phải kể đến việc Mỹ chỉ là một phần của NATO, hơn nữa Mỹ không nằm trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu.


Vậy có khả năng nào NATO và Nga sẽ xảy ra xung đột, khi đó lực lượng quân đội EU sẽ tiến hành tấn công còn quân đội Mỹ chỉ nhiệm vụ trợ giúp. Nếu khả năng này xảy ra, có ít nhất 5 vũ khí của NATO mà Nga phải sợ hãi.


Xe tăng Challenger 2


Là vũ khí chiến lược trọng điểm của Quân đội Anh, xe tăng Challenger 2 được coi như là mũi nhọn chủ lực đối đầu với các sư đoàn thiết giáp hùng mạnh của Quân đội Nga.



Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2.



Challenger 2 (hay có mã hiệu FV4034) là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực do hãng Alvis Vickers, BAE System phát triển cho Quân đội Hoàng gia anh. Đây được xem là một trong những mẫu tăng tuyệt vời nhất thế giới hiện nay với khả năng phòng vệ rất tốt, hỏa lực mạnh mẽ.


Một điểm nhấn lớn khi nói tới Challenger 2 là lớp giáp bảo vệ tuyệt mật Chobham. Đây là loại giáp composite được tạo ra từ: Boron (một loại quặng, được biết đến như là vật liệu chính tạo ra lớp giáp chắc chắn cho các loại xe thiết giáp), nhôm oxit, silicon và cả titan. Chính điều này đã giúp cho Challenger 2 có thể nói là vô địch trên hầu hết các chiến trường. Lớp giáp chắc chắn này có khả năng vô hiệu hóa hầu hết mọi loại đạn chống tăng, tên lửa chống tăng.


Hiện nay, chưa có nhiều thông tin được tiết lộ về loại giáp này bởi tới 99% các tài liệu thiết kế, chế tạo được coi là tuyệt mật và là bí mật quốc gia của quốc đảo Sương mù.


Challenger 2 được trang bị pháo nòng xoắn L30A1 120mm có thể sử dụng được khá nhiều loại đạn xuyên giáp như APFSDS L23 (vận tốc đầu đạn 1.53m/s), hay APFSDS L26 (với đầu đạn uran làm giàu cấp độ thấp), ngoài ra L30A1 còn có thể sử dụng được loại đạn L34WP Smoke để giảm thiểu tầm nhìn của đối phương.



Challenger 2 khai pháo 120mm.



Challenger 2 được bố trí thêm một súng máy L94A1 bên dưới pháo chính, có tốc độ 520 đến 550 viên đạn một phút nó có thể quét sạch một tiểu đội bộ binh nhỏ trong vòng chưa đến 10 giây.


Tất cả các thiết bị của Challenger 2 đều được số hóa, từ hệ thống lái cho đến hệ thống kiểm soát vũ khí, đặc biệt là bộ xử lý từ tập đoàn Canada Computing Devices (tại Mỹ là General Dynamics). Bộ xử lý này cho phép tối ưu hóa cho xạ thủ trên xe, đồng thời cho phép chỉ huy và pháo thủ có thể quan sát cùng lúc 1 mục tiêu. Điều này là một trong những tính năng mới mà chưa có loại xe tăng nào có được.


Với những điểm ưu việt này, rõ ràng Challenger 2 có thể tạo thành cơn ác mộng với xe tăng – thiết giáp Nga. Tuy nhiên, việc cắt giảm ngân sách cho quốc phòng đang khiến cho sức mạnh tăng – thiết giáp Anh suy giảm nhanh chóng. Theo đó, ngân sách được sử dụng cho quân đội giảm đến 40% trong năm 2010, khiến nước Anh chỉ còn lại 227 chiếc Challenger 2.


Dù là cực kì mạnh mẽ và hiện đại nhưng nếu xảy ra chiến tranh thực sự thì trước một dàn tăng cả nghìn chiếc của Nga thì 227 chiếc Challenger 2 chưa đủ sức tạo thành tấm khiên vững chắc.


Tàu ngầm AIP Type 212


Nếu tàu ngầm động cơ điện-diesel Kilo có thể làm Hải quân Mỹ hoảng sợ, thì bản thân Hải quân Nga có lẽ cũng phải lo lắng trước tàu ngầm siêu âm Type 212 của Hải quân Đức.



Tàu ngầm phi hạt nhân AIP Type 212.



Type 212 là thiết kế tàu ngầm phi hạt nhân đặc biệt tiên tiến do hãng Howaldtswerke-Deutsche Werft AG (HDW) phát triển trang bị chủ yếu cho Hải quân Đức và Italy.


Đặc điểm của lớp tàu này là sử dụng hệ thống đẩy không khí độc lập AIP cho thời gian lặn lâu hơn dưới nước. Tàu ngầm có thể hoạt động ở tốc độ cao với động lực diesel hoặc chuyển sang hệ thống AIP cho hành trình chậm nhưng cực kì êm, nó có thể ở dưới mặt nước 3 tuần.


Hỏa lực của Type 212 cũng rất đáng sợ với 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể bắn nhiều loại ngư lôi gồm: hạng nặng 533mm DM2A4 (tầm bắn hơn 50km, tốc độ tối đa 92,6km/h); Black Shark (tầm bắn 50km); tên lửa hành trình IDAS và 24 thủy lôi.


Tiêm kích Eurofighter Typhoon


Khi so sánh không lực NATO và Nga, nhiều người sẽ thừa nhận rằng tiêm kích F-22 vượt trội hơn so với Su-35. Tuy nhiên, chỉ có Quân đội Mỹ sử dụng tiêm kích F-22 nên các phi công Nga có thể sẽ đối đầu với các chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon nhiều hơn so với “Chim ăn thịt” của Mỹ.


Eurofighter Typhoon (Chiến binh châu Âu – Cuồng phong) là thiết kế tiêm kích đa năng thế hệ 4 nổi tiếng do liên doanh Eurofighter GmbH (gồm Tập đoàn EADS của Đức – Tây Ban Nha; BAE System của Anh và Aleni Aeronautica của Italy) nghiên cứu phát triển.


Typhoon thiết kế với cặp cánh mũi lớn đem lại khả năng cơ động cao trong các tình huống không chiến. Vì vậy, tuy không có khả năng tàng hình nhưng Typhoon vẫn vượt trội hơn F-22 ít nhiều trong một cuộc cận chiến.



Tiêm kích "Cuồng phong".



Typhoon được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Eurojet EJ200, lượng nhiên liệu chứa bên trong máy bay tối đa 4,5 tấn (chưa tính thùng dầu phụ treo ngoài). Typhoon có khả năng đạt vận tốc tối đa 2.124km/h ở trần bay cao, tầm bay 2.900km, trần bay 16.765m.


Máy bay được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực ECR 90 CAPTOR có khả năng phát hiện mục tiêu kích cỡ tiêm kích ở cự ly 160km, theo dõi đồng thời 20 mục tiêu cùng lúc.


Sức mạnh hỏa lực của Typhoon cũng khiến Nga phải “lạnh gáy”, theo đó, nó được trang bị 13 giá treo mang tổng cộng 7,5 tấn vũ khí các loại gồm: tên lửa đối không tầm ngắn tới tầm trung như Sidewinder, IRIS-T, AIM-120, AIM-132; tên lửa không đối đất AGM-65, AGM-88, Taurus KEPD 350, Storm Shadow và bom có điều khiển. Đặc biệt, các tên lửa không đối đất Taurus và Storm Shadow đều đạt tầm bắn tới 500km, tức là máy bay có thể phóng ngoài tầm phòng không của Nga.


Trực thăng tấn công Eurocopter Tiger


Nếu căng thẳng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, Nga cũng nên lo ngại về sức mạnh của trực thăng tấn công Eurocopter Tiger. Tiger được phát triển bởi Pháp và Đức, nhỏ và nhẹ hơn so với trực thăng tấn công AH-64 Apache của quân đội Mỹ và Anh. Loại trực thăng này bắt đầu hoạt động từ năm 1991 và hiện đang được sử dụng trong quân đội Pháp, Đức, Italia cũng như Australia.


Tiger (hay còn gọi là EC665) là mẫu trực thăng tấn công động cơ kép do liên doanh Eurocopter thiết kế từ cuối những năm 1990, bay thử lần đầu tháng 4/1991 và chính thức biên chế cho không quân các nước Tây Âu từ năm 2003.



"Sát thủ diệt xe tăng Nga" - Tiger.



Mẫu trực thăng này ban đầu được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chống lại lực lượng xe tăng hùng hậu của Liên Xô nếu xảy ra chiến tranh. Tuy vậy, với việc Liên Xô sụp đổ năm 1991, Pháp và Đức đã chuyển hướng phát triển nó thành mẫu trực thăng tấn công đa năng.


Tiger là mẫu trực thăng đầu tiên của châu Âu được chế tạo hoàn toàn bằng vật liệu composite, tích hợp nhiều đặc điểm tiên tiến như dùng buồng lái kính, công nghệ tàng hình, linh hoạt cao cho phép tăng khả năng sống sót trên chiến trường. Trên đỉnh cánh quạt 4 lá máy bay được lắp đặt hệ thống radar sóng mm để sục sạo mục tiêu mặt đất như trên AH-64D và Mi-28N.


Trực thăng được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục MTU Turbomeca Rolls-Royce MTR390 có công suất 1.303 mã lực/chiếc (dự trữ nhiên liệu 1 tấn) cho tốc độ tối đa 290km/h, bán kính tác chiến 400km, trần bay 4.000m, vận tốc leo cao 10,7m/s.


Về mặt hỏa lực, Tiger được thiết kế để trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau phù hợp với yêu cầu từng nước. Theo đó, với người Đức thì Tiger mang được 2 loại tên lửa chống tăng PARS 3 LR và HOT3; Australia và Pháp dùng tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire; còn Tây Ban Nha dùng tên lửa Spike ER.


Tên lửa Spike của Israel


Tại sao tên lửa của Israel nằm trong danh sách vũ khí của NATO? Bởi vì tên lửa Spike được nhiều nước trong khối NATO sử dụng, bao gồm Bỉ, Anh, Croatia, Đức, Italia, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Slovenia.



Tên lửa chống tăng Spike NLOS.



Spike là một tên lửa chống tăng có thể với đầu đạn có thể xuyên thủng mọi lớp giáp của xe tăng hiện đại. Tên lửa Spike được phát triển với nhiều biến thể khác nhau từ tầm ngắn, tầm trung, tầm xa cho tới tầm mở rộng. Nó có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu trong phạm vi từ 800m đến 8km.


Nga đã có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ xe tăng của nước này khỏi vũ khí của Israel. Một cuộc xung đột giữa NATO và Nga sẽ kiểm chứng lại kinh nghiệm này của Nga.


(Theo Kiến Thức)




Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:




Thích và chia sẻ bài này trên:






Vũ khí nào của phương Tây khiến Nga kinh hãi?

Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY




Tải clip phim ảnh video bài: Vũ khí nào của phương Tây khiến Nga kinh hãi?
Link download movie cine hd: Vũ khí nào của phương Tây khiến Nga kinh hãi?


Việt 247 mới nhất

 

© 2010 Việt 247 All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info