Trung Quốc đánh giá các chiến hạm tự đóng của Việt Nam thế nào?



(Sức mạnh quân sự Việt Nam) - Mới đây, mạng Sina quân sự của Trung Quốc lại có bài viết về các tàu chiến Molniya do Việt Nam tự đóng theo giấy phép Nga, thể hiện họ rất quan tâm đến quá trình hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.


Trang mạng Sina viết: Nhờ sự phát triển kinh tế gần đây, Việt Nam bắt đầu mua và tự đóng nhiều tàu chiến để nâng cấp sức mạnh hải quân. Mặc dù năng lực chế tạo chỉ đến các tàu trọng tải nhỏ, tuy nhiên với số lượng lớn các tàu cũng tạo ra sức răn đe không nhỏ.


Trung Quốc đánh giá các chiến hạm tự đóng của VN thế nào? - Ảnh 4

Mô hình tàu Molniya của Việt Nam trên trang mạng Sina.



Theo phân tích của webstie chiến lược và kỹ thuật Nga thì Việt Nam được cấp giấy phép của Nga cũng như sự giúp đỡ của chuyên gia Nga trong việc đóng các tàu trong dự án 12418. Hôm 17/7, Việt Nam đã biên chế 2 tàu tên lửa tự đóng đầu tiên mang số hiệu HQ-377, HQ-378 vào lữ đoàn 167.


Trung Quốc đánh giá các chiến hạm tự đóng của VN thế nào? - Ảnh 1

Ảnh tàu Molniya Việt Nam trên mạng Sina.



Năm 2006, công ty Rosoboronexport và Việt Nam đã ký một hơp đồng để xây dựng các tàu lớp 12418 trang bị tên lửa chống hạm Kh-35 UranE. Nguồn cung cấp Nga theo hợp đồng đã bàn giao cho Hải quân Việt Nam 2 tàu đầu tiên và sau đó giúp doanh nghiệp Việt Nam đóng thêm 6 tàu tên lửa cùng loại cũng như việc Việt Nam mua thêm 4 tàu khác.


Thỏa thuận này ký năm 2004 có giá trị 1 tỷ USD. Nhà thầu chính của Nga ở thành phố Rybinsk đã giao hàng cho Việt Nam năm 2007 với 2 tàu được mang số hiệu HQ-375 và HQ-376 trong biên chế Hải quân Việt Nam.


Trung Quốc đánh giá các chiến hạm tự đóng của VN thế nào? - Ảnh 2

Hình ảnh này có lẽ được lấy từ một blog nào đó của Việt Nam.



Sau đó Nga cung cấp các thành phần thân tàu cùng các phụ kiện để giúp Việt Nam đóng loại tàu công nghệ tiên tiến này theo giấy phép.


Tại Việt Nam, doanh nghiệp thực hiện việc lắp ráp các tàu tên lửa này là Ba Son – một doanh nghiệp liên doanh giữa Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Việt Nam với công ty đóng tàu quốc phòng Na Uy (Ulrik Qvale & Partners AS). Hai tàu đầu tiên đóng ở Việt Nam được ký hiệu M1, M2 đã khởi đóng năm 2010, hạ thủy tháng 3/2013 và chính thức bàn giao cho Hải quân Việt Nam ngày 15/7/2014.


Trung Quốc đánh giá các chiến hạm tự đóng của VN thế nào? - Ảnh 3

Ảnh tàu Molniya đang đóng trong xưởng đóng tàu.



Ngày 24/6, cặp tàu thứ hai ký hiệu M3, M4 cũng đã hạ thủy và dự kiến được đưa vào biên chế trong năm nay.


Loại tàu tên lửa dự án 12418 là tàu tự đóng tiên tiến nhất của Hải quân Việt Nam. Nó có chiều dài 56,9m với trọng tải đầy đủ 563 tấn, tốc độ tối đa 42 hải lý/h và tầm hoạt động tối đa 1700 hải lý/h. Trên tàu có 4 cụm tên lửa Kh-35 với mỗi cụm 4 tên lửa cùng 1 pháo cao tốc AK-176 và hai pháo AK-630.


Ngoài ra, hồi cuối tháng 6, khi cặp tàu M3, M4 của Việt Nam hạ thủy, trang mạng của quân đội Trung Quốc (81.cn) cũng đã đăng hình ảnh kèm lời bình: “Tàu Molniya Project 12418 được thiết kế nhỏ nhưng hỏa lực rất mạnh với 16 tên lửa Kh-35 Uran-E. Các tàu tên lửa này là sự bổ sung rất kịp thời cho lực lượng Hải quân Việt Nam”.


(Theo Người Đưa Tin)




Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:




Thích và chia sẻ bài này trên:






Trung Quốc đánh giá các chiến hạm tự đóng của Việt Nam thế nào?

Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY




Tải clip phim ảnh video bài: Trung Quốc đánh giá các chiến hạm tự đóng của Việt Nam thế nào?
Link download movie cine hd: Trung Quốc đánh giá các chiến hạm tự đóng của Việt Nam thế nào?


Việt 247 mới nhất

 

© 2010 Việt 247 All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info