Rò rỉ hình ảnh nghi của tên lửa Buk gần khu vực MH17 bị bắn hạ
(Tai nạn hàng không - Malaysia ) - Trang Daily Mail của Anh hôm nay đăng tải những hình ảnh về vị trí của 1 tên lửa được cho là tên lửa đất đối không Buk đã được sử dụng để bắn hạ MH17 hôm 17.7.
Những bức ảnh cho thấy, tên lửa này được đặt ẩn sau những căn hộ từ thời Xô Viết chỉ 2 giờ trước khi “nó thổi bay MH17 khỏi bầu trời”, người viết mô tả.
Bài viết trên trang này cũng đăng tải một bức ảnh sau đó cho thấy 1 bệ phóng tên lửa giống hệt bệ phóng tên lửa Buk nhưng đã bị thiếu 2 trong số 4 tên lửa đã được lén đưa đi theo hướng Nga.
Các chuyên gia Lầu Năm Góc hôm thứ sáu cho rằng, khó có thể tưởng tượng tên lửa này có thể hoạt động mà không có sự trợ giúp của Nga.
Bức ảnh đầu tiên được chụp tại 1 khu dân cư ở Torez – thị trấn khai thác than cách khu vực xảy ra tai nạn khoảng 10 dặm. Thiết bị được cho là tên lửa Buk được đặt ở một góc gần 1 bãi đỗ xe, cạnh 1 khu chung cư từ thời Xô Viết.
Hình ảnh thứ hai có vẻ như là hình cắt từ 1 video cho thấy, bệ phóng tên lửa đang trên đường đến địa điểm thực hiện cú bắn chết người. Bệ phóng này được cho là đang đi đến 1 vị trí phòng thủ của lực lượng ly khai thân Nga và nghi ngờ có thể chính là địa điểm bắn tên lửa.
Một video khác được cho là do 1 nhân viên tình báo Ukraina ghi lại cũng được đăng tải trực tuyến.Trong video này có hình ảnh thoáng qua của bệ phóng tên lửa ở sau một chiếc xe tải đang di chuyển khá nhanh. Chiếc xe tải này đang di chuyển theo hướng nam – hướng về Nga – và có vẻ như bị khuyết 2 tên lửa làm dấy lên nghi vấn MH17 có thể đã bị bắn rơi bởi 1 tên lửa kép.
Một quan chức Bộ Nội vụ Ukraina có tên Anton Gerashchenko nói rằng: “Trong đêm hôm đó, hệ thống tên lửa Buk từ vị trí phóng tên lửa đã được đưa đến Nga, nơi nó có thể bị phá hủy”. Ông này nói thêm, rất có khả năng những kẻ đã thực hiện vụ bắn tên lửa này cũng đã bị giết để bịt đầu mối.
Hôm qua (18.7), Tiến sĩ Igor Sutyagin – 1 nhà nghiên cứu về Nga tại Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh – cho biết, ông tin rằng MH17 bị bắn hạ bởi quân nổi dậy có trụ sở tại Torez.
Ông Sutyagin nói thêm: “Những kẻ ly khai đã khoe khoang trên Twitter về bệ phóng tên lửa Buk SA11 hôm 29.6, và vài giờ trước khi bắn hạ máy bay, những người dân địa phương ở Torez cho biết đã nhìn thấy bệ phóng tên lửa Buk và những lá cờ của lực lượng ly khai xung quanh thành phố. Sau đó đã có rất nhiều video đăng tải cho thấy máy bay đã rơi xuống và lực lượng nổi dậy nói rằng, “thật không uổng phí khi đưa nó (tên lửa Buk) đến đây”.
(Theo Lao Động)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Rò rỉ hình ảnh nghi của tên lửa Buk gần khu vực MH17 bị bắn hạ
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|
Tải clip phim ảnh video bài: Rò rỉ hình ảnh nghi của tên lửa Buk gần khu vực MH17 bị bắn hạ
Link download movie cine hd: Rò rỉ hình ảnh nghi của tên lửa Buk gần khu vực MH17 bị bắn hạ