Những sự thực về quân đội Trung Quốc (Kỳ 3)



(Quân sự thế giới) - Giới phân tích cho rằng, bóng ma của cuộc chiến Trung-Ấn năm 1962 vẫn in sâu trong tâm trí hai quốc gia này, đặc biệt là Ấn Độ.


Gần 3 năm trước (26/10/2011), tờ China News từng dự kiến, trong 50 năm tới, Trung Quốc sẽ phát động 6 cuộc chiến tranh. Thứ nhất, thống nhất Đài Loan (giai đoạn 2020-2025). Thứ hai, thu hồi các đảo tại Biển Đông (giai đoạn 2025-2030). Thứ ba, thu hồi Nam Tây Tạng (giai đoạn 2035-2040). Thứ tư, thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (giai đoạn 2040-2045). Thứ năm, thống nhất Ngoại Mông (giai đoạn 2045-2050). Thứ sáu, thu hồi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm (giai đoạn 2055-2060). Và sau khi kết thúc 6 cuộc chiến tranh kể trên, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự duy nhất trên thế giới, tái lập trật tự thế giới mới do Bắc Kinh làm chủ.


Từ cuộc chiến TrungẤn năm 1962


Chiến tranh Trung-Ấn (còn gọi là xung đột biên giới Trung-Ấn), bùng phát bởi những tranh chấp tại khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh (Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng). Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như Ấn Độ trao qui chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma, thiết lập một số tiền đồn dọc biên giới, bao gồm một số vị trí nằm ở phía Bắc tuyến McMahon, là phần phía Đông của đường kiểm soát trên thực tế do Trung Quốc tuyên bố năm 1959.


Cuộc chiến khai hoả ngày 20/10/1962 (là cuộc chiến sơn cước quy mô lớn ở độ cao trên 4250 mét, cả 2 bên đều không sử dụng không quân và hải quân) khi Trung Quốc phát động 2 cuộc tấn công với chiều dài hơn 1000 km từ Đông sang Tây cùng một lực lượng áp đảo. Và kết thúc khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngưng bắn vào ngày 20/11/1962, đồng thời rút khỏi phần lớn các khu vực chiếm được trước đó. Trung Quốc tuyên bố ngừng bắn ngay sau khi Ấn Độ yêu cầu Mỹ hỗ trợ không quân (19/11/1962) và các tàu sân bay của Mỹ đã nhận lệnh áp sát bờ biển Ấn Độ.


Sau cuộc chiến kể trên, Ấn Độ đã thay đổi toàn diện quân đội để chuẩn bị cho các xung đột trong tương lai. Nhưng những nguyên nhân địa-chính trị dẫn đến cuộc chiến Trung-Ấn vẫn chưa được giải quyết. Giới phân tích cho rằng, bóng ma của cuộc chiến Trung-Ấn năm 1962 vẫn in sâu trong tâm trí hai quốc gia này, đặc biệt là Ấn Độ. Hạ tuần tháng 3/2014, tờ India Today và một số tờ báo của Ấn Độ đã đăng phần lớn trong báo cáo Henderson BrooksBhagat, lấy từ trang web cá nhân của nhà báo Australia Neville Maxwell.


Ông Neville Maxwell là phóng viên khu vực Nam Á của tờ The Times of London vào năm 1962, và là một trong rất ít người từng đọc báo cáo Henderson BrooksBhagat (dài khoảng 200 trang).


Những sự thực về quân đội Trung Quốc (Kỳ III)

Tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo



Ngày 23/2/1972, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đề cập đến cuốn sách của nhà báo Neville Maxwell khi có cuộc thảo luận với Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Tiến sĩ Henry Kissinger tại Bắc Kinh. Tác phẩm mà Thủ tướng Chu Ân Lai đề cập đến là cuốn sách “Cuộc chiến với Trung Quốc của Ấn Độ” được ông xuất bản năm 1970. Thông tin trong cuốn sách “Cuộc chiến với Trung Quốc của Ấn Độ” chủ yếu lấy từ báo cáo Henderson BrooksBhagat.


Báo cáo Henderson BrooksBhagat được cho là bản cáo trạng gay gắt về những thất bại tình báo và tính toán chính trị sai lầm dẫn đến chiến tranh của chính phủ Ấn Độ khi đó. Theo nhận định của nhà báo Neville Maxwell, chính sách tiến tới (Forward Policy) của chính phủ Ấn Độ khi đó đã khiêu khích Trung Quốc sử dụng vũ lực và là điều Thủ tướng Jawaharlal Nehru không lường trước do tin tức tình báo lạc hậu. Và đó là một trong những lý do dẫn đến thất bại của Ấn Độ trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Theo nhà báo Neville Maxwell, chính sách tiến tới đã được vận dụng lần đầu tháng 12/1961 tại Phân khu Đông và đặc biệt là gần Dhola Post, nơi Trung Quốc cũng coi là lãnh thổ của họ.


Năm 2007, R.D. Pradhan, thư ký của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Y.B. Chavan (dưới thời Thủ tướng Jawaharlal Nehru), đã xuất bản một tài liệu khái quát lịch sử ra đời của báo cáo Henderson BrooksBhagat. Theo đó, ông Y.B. Chavan đã thành lập Ủy ban điều tra về thất bại ở Vùng biên giới Đông Bắc (NEFAbây giờ là bang Arunachal Pradesh) và Trung tướng Henderson Brooks cùng Chuẩn tướng P.S. Bhagat là người thực hiện. Ngày 12/5/1963, báo cáo của họ được trình lên Bộ tham mưu Lục quân và ngày 2/7/1963, báo cáo Henderson BrooksBhagat xuất hiện trên bàn làm việc của ông Y.B. Chavan. Theo báo cáo Henderson BrooksBhagat, Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã quá gắn bó với Hiệp định Panchsheel (năm 1954) nên để bỏ qua ý đồ đen tối của Trung Quốc.


Đến bài học khó quên


Theo tờ Times of India, ngày 2/7, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ tổ chức các khóa huấn luyện quân sự cho người dân sống ở khu vực gần biên giới với Trung Quốc để đề phòng nguy cơ xâm lấn. New Delhi có thể cung cấp vũ khí cho người dân để họ sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Theo tờ India Express, Ấn Độ dự tính chi khoảng 830 triệu USD để thực hiện kế hoạch này.


Trước đó (30/6), tờ India Today đưa tin về lễ kỷ niệm 60 năm ngày Trung Quốc và Ấn Độ ký 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, nhưng có người nói rằng, 5 nguyên tắc chung sống hòa bình này là sự nhạo báng của Trung Quốc. Bởi ngày 20/10/1962, chiến tranh biên giới Trung-Ấn đã nổ ra cho dù trước đó 2 nước ký 5 nguyên tắc chung sống hòa bình.


Ngày 29/6, tờ Daily India News (Ấn Độ) đăng bài viết của chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề quan hệ quốc tế Rajeev Sharma, đánh giá về việc Trung Quốc phát hành bản đồ mới và những thách thức đặt ra cho Ấn Độ. Trong đó cho rằng, Ấn Độ đã hết ảo tưởng về Trung Quốc sau khi Bắc Kinh phát hành bản đồ mới và đây là thách thức không nhỏ đối với tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Bởi việc phát hành bản đồ mới diễn ra tại thời điểm Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari có chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc (từ 26 đến 30/6), dự lễ kỉ niệm 60 năm Trung Quốc tuyên bố “5 nguyên tắc chung sống hòa bình” với Ấn Độ.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin đã chỉ trích hành động kể trên của Trung Quốc, đồng thời khẳng định, mọi mô tả trên bản đồ không thể thay đổi thực tế trên thực địa. Sự thực Arunachal Pradesh là một phần không thể tách rời của Ấn Độ.


Những sự thực về quân đội Trung Quốc (Kỳ 1)

Những sự thực về quân đội Trung Quốc (Kỳ 1)


Quyết định khai trừ đảng tịch đối với cựu Phó Chủ tịch quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu (nghỉ hưu cuối năm 2012) đang gây xôn xao dư luận quân đội Trung Quốc nói riêng và đất nước hơn 1,34 tỷ người...



Những sự thực về quân đội Trung Quốc (Kỳ 2)

Những sự thực về quân đội Trung Quốc (Kỳ 2)


Theo giới quân sự, quân đội Trung Quốc từng có thời điểm nuôi tới 6 triệu người và tuy đã trải qua nhiều đợt cắt giảm, nhưng quân số hiện vẫn khoảng 2,3 triệu và là lực lượng quân đội đông nhất...



(Theo PetroTimes)




Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:




Thích và chia sẻ bài này trên:






Những sự thực về quân đội Trung Quốc (Kỳ 3)

Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY




Tải clip phim ảnh video bài: Những sự thực về quân đội Trung Quốc (Kỳ 3)
Link download movie cine hd: Những sự thực về quân đội Trung Quốc (Kỳ 3)


Việt 247 mới nhất

 

© 2010 Việt 247 All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info