Liệu song kiếm có hợp bích?
(Chủ Quyền Biển Đông) - Giới thạo tin cho biết, Hàn Quốc và Trung Quốc vừa đạt được đồng thuận về việc lập đường dây nóng quân sự giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng 2 nước nhằm thúc đẩy hợp tác. Dự kiến, 2 bên sẽ đạt được quyết định cuối cùng tại vòng 4 của cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng diễn ra vào ngày 22-7.
Nếu được thiết lập, Trung Quốc sẽ là quốc gia thứ 2 (sau Mỹ), mà Hàn Quốc duy trì đường dây nóng quân sự cấp bộ trưởng. Cũng trong tuần này, Seoul sẽ nối lại các cuộc thảo luận cấp cao vốn bị trì hoãn với Tokyo về vấn đề phụ nữ Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản trong Thế chiến II. Giới sử học ước tính, khoảng 200.000 phụ nữ (chủ yếu đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc) bị buộc “mua vui” cho binh sĩ Nhật Bản trong Thế chiến II.
Già mồm cãi cố
Ngày 18-7, Hãng Kyodo dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, Manila muốn tổ chức một hội nghị giữa 4 nước Ðông Nam Á (Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei) có tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo tranh chấp trên Biển Ðông trước khi ASEAN họp tại Myanmar vào đầu tháng 8. Tuyên bố kể trên được ông Albert del Rosario đưa ra tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Thái Lan Sihasak Phuangketkeow. Philippines và Thái Lan đều kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Ðông và nhanh chóng đàm phán ký COC trước sự gia tăng căng thẳng tại khu vực này. Theo ông Albert del Rosario, ASEAN vẫn chưa nhất trí về đề xuất của Indonesia về việc triệu tập một cuộc họp đặc biệt cấp bộ trưởng trước thềm hội nghị ngoại trưởng ASEAN dự kiến diễn ra từ 8 đến 10-8 tại Naypyitaw, Myanmar. Ông Sihasak Phuangketkeow cho rằng, trọng tài là một biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp.
Tối 18-7, Hãng PTI và nhiều tờ báo trực tuyến của Ấn Ðộ đã đưa tin, Bắc Kinh đang phân phát hàng triệu tấm bản đồ mới, trong đó có bang Arunachal Pradesh của Ấn Ðộ (và các khu vực tranh chấp với các nước láng giềng ở Biển Ðông và biển Hoa Ðông) cho binh sĩ Trung Quốc. Riêng quân khu Lan Châu (1 trong 7 quân khu của quân đội Trung Quốc), đã cấp hơn 15 triệu tấm bản đồ mới cho binh sĩ. Trong khi đó, giới truyền thông thế giới tiếp tục bình luận xung quanh việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981Bắc Kinh đang cố gắng xoa dịu tình hình, muốn tránh bị đưa ra tại Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) trong tháng 8 ở Myanmar. Giáo sư Philippines Richard Heydarian, chuyên gia về Biển Ðông cho rằng, việc Trung Quốc quyết định rút giàn khoan Hải Dương 981 là một phần trong chiến lược “leo thang có liều lượng” của Bắc Kinh. Giáo sư Richard Heydarian nhận định, mục đích của chiến lược này là “tạo ra cơ sở trên thực địa mà không cần gây ra một cuộc xung đột toàn diện”. Ðược biết, trước khi di chuyển giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đã đưa thêm 4 giàn khoan vào Biển Ðông như một dấu hiệu cho thấy “quyết tâm” đẩy mạnh việc thăm dò dầu khí tại khu vực này.
Trước đó (13-7), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố, bất kỳ công ty nước ngoài nào tiến hành hoạt động khai thác dầu khí tại vùng lãnh hải của Trung Quốc khi chưa được Bắc Kinh cho phép là vi phạm pháp luật. Ngày 10-7, Chính phủ Philippines đã chấp thuận gia hạn giấy phép cho tập đoàn dầu khí Forum Energy của Anh thêm một năm (đến 15-8-2016) cho dự án khoan thăm dò khí đốt thiên nhiên trong khu vực bãi Cỏ Rong (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Trung Quốc lập tức tuyên bố: bất kỳ hoạt động khoan giếng nào của công ty nước ngoài mà không có sự cho phép của Bắc Kinh là phi pháp và vô giá trị. Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Bank of America, sản lượng dầu thô của Mỹ cùng với các loại chất lỏng (không kể khí đốt tự nhiên) trong quý I-2014 đã vượt tất cả các nước, kể cả Nga và Arab Saudi. Mỹ dự kiến giữ vững vị trí nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới trong năm nay khi hoạt động chiết xuất từ đá phiến sét tiếp tục giúp kinh tế nước này hồi phục.
Chạy đua tới khi nào?
Theo nhận định của chuyên gia Michael Raska đến từ Ðại học Công nghệ Nanyang, Singapore (khi chia sẻ với Tạp chí The Diplomat): cuộc chạy đua tàu ngầm tại Ðông Á xuất phát từ chương trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốcchuyển đổi thành lực lượng có khả năng phòng thủ và tấn công trong khu vực, cũng như mở rộng năng lực chống tiếp cận/phong tỏa khu vực. Bởi khi xảy ra xung đột tại Ðông Á, Mỹ và đồng minh có vùng biển sát với Trung Quốc sẽ gây nguy hiểm tới an ninh của Bắc Kinh, do đó nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược kể trên là tạo được vành đai bảo vệ. Và việc triển khai tàu ngầm thế hệ mới từ loại thông thường tới hạt nhân là yêu cầu tất yếu của hải quân Trung Quốc. Theo ông Michael Raska, Trung Quốc đang thảo luận với Nga về việc mua 4 tàu ngầm lớp Amur (Lada) thế hệ thứ tư và 1 tàu ngầm lớp Kalina thế hệ thứ năm. Ðể đối phó với động thái này, Nhật Bản và Hàn Quốc đang sắm thêm tàu ngầm thế hệ mới.
Giới bình luận cho rằng, mặc dù kinh tế Ðông Á tăng trưởng mạnh mẽ, hòa nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhưng trước việc Trung Quốc không ngừng hiện đại hóa quân sự, tình hình an ninh cũng như chạy đua vũ trang tại khu vực này sẽ bị đẩy nhanh hơn dự kiến. Ðược biết, Hàn Quốc hiện sở hữu 14 tàu ngầm, trong đó có 9 tàu ngầm lớp Chang Bogo Type 209 và 5 tàu ngầm lớp Sohn Won-il Type 214. Trong khi đó, Indonesia, Malaysia và Singapore cũng đang có kế hoạch mở rộng hoặc nâng cấp lực lượng tàu ngầm của mình.
Ngày 20-7, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, Lực lượng phòng vệ (SDF) nước này dự kiến triển khai trực thăng vận tải Osprey tại sân bay Saga khi đưa vào sử dụng trong tài khóa 2015, và có kế hoạch mua 17 chiếc Osprey từ nay đến tài khóa 2018. Ðây được coi là lần đề cập đầu tiên của Tokyo liên quan đến địa điểm triển khai Osprey của SDF. Cũng trong ngày 20-7, Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến sẽ thay thế hơn một nửa trong số 18 bộ trưởng trong cuộc cải tổ nội các vào đầu tháng 9. Theo đó, vẫn giữ lại một chức vụ trong nội các cho đảng Công minh Mới (NKP) đối tác trong liên minh của đảng Dân chủ Tự do (LDP).
Ngày 18-7, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, “3 nguyên tắc chuyển giao trang bị phòng vệ” do Nhật Bản sửa đổi đã phát huy tác dụng. Bởi tại Hội nghị bảo đảm an ninh quốc gia, Nhật Bản đã quyết định triển khai nghiên cứu chung với Anh về công nghệ tên lửa trang bị cho máy bay chiến đấu, và xuất sang Mỹ linh kiện tên lửa Patriot-2. Ðây là chương trình hợp tác công nghiệp quân sự với nước ngoài đầu tiên được phê chuẩn theo “3 nguyên tắc chuyển giao trang bị phòng vệ”. Tờ Nihon Keizai Shimbun cho rằng, do Nhật Bản nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí nên Hãng Kawasaki đã lần đầu tiên xuất hiện ở triển lãm hàng không lớn nhất thế giới Farnborough, Anh. Tờ Jane’s Defense Weekly (Anh) từng tiết lộ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã tham quan nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu F-35 và Tokyo sẽ mua 42 máy bay chiến đấu F-35 trong thời gian tới. Giới quân sự cho rằng, Nhật Bản muốn cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực đưa tàu vũ trụ không người lái lên mặt trăng.
Không muốn đối đầu trực diện
Theo Hãng Kyodo, từ ngày 25-7 ông Hideshi Tokuchi chính thức là Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề đối ngoại sau khi được Bộ Quốc phòng Nhật Bản bổ nhiệm hôm 18-7. Ông Hideshi Tokuchi sẽ phụ trách các cuộc thảo luận và đàm phán quốc tế, trong đó có vai trò theo dõi tiến trình đàm phán với Bộ Quốc phòng Mỹ về việc sửa đổi các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng song phương. Cũng trong ngày 18-7, Trung tướng Gregorio Pio Catapang Jr. chính thức nhậm chức Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines, thay thế ông Emmanuel T. Bautista về hưu từ ngày 20-7. Gần 1 năm trước (tháng 8-2013), Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario từng cho biết, Washington tăng quy mô viện trợ quân sự cho Manila hằng năm từ 30 triệu USD lên 50 triệu USD.
Tờ Wall Street Journal cho rằng, chính sách ngoại giao của Tổng thống Barack Obama đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng khi phải đối mặt giữa tuân thủ cam kết bảo vệ Nhật Bản, lãnh thổ Ðài Loan và các nước khác nếu tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc leo thang thành xung đột. Tại cuộc điều trần hồi thượng tuần tháng 7, Thượng nghị sĩ Bob Corker cho rằng, Mỹ đang hành động như con hổ giấy trên nhiều mặt trận và chủ yếu là phản ứng hơn là chỉ đạo. Theo giới truyền thông, vì không muốn đối đầu trực diện với Mỹ nên Trung Quốc đã không “khai hỏa” với Nhật Bản và Philippines.
Ngày 19-7, tờ Wall Street Journal (Mỹ) dẫn lời Ðại tá Darryn James, người phát ngôn của Hạm đội Thái Bình Dương cho biết, mặc dù tham gia cuộc tập trận hải quân quốc tế Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), nhưng Trung Quốc vẫn điều một tàu do thám đến vùng biển quốc tế ngoài khơi bang Hawaii (Mỹ) để theo dõi cuộc tập trận, và Mỹ đang giám sát vấn đề này. Trung Quốc đã gửi 4 tàu hải quân, 2 trực thăng, 1.100 binh sĩ và là quốc gia gửi lực lượng tham gia với quy mô lớn thứ 2, sau Mỹ. Trước đó, tờ The Times of India cho biết, Nhật Bản sẽ điều tàu chiến để tập trận chung (diễn tập hải quân Malabar truyền thống) với Ấn Ðộ và Mỹ, dự kiến diễn ra từ 24 đến 30-7 tại phía bắc Thái Bình Dương. Theo Ðại tá quân đội Mỹ Steven Warren, quân đội Trung Quốc sẽ lần đầu tiên tham gia diễn tập quân sự với Mỹ và Australia diễn ra trong tháng 10. Ðây là cuộc tập trận với mục đích luyện tập cách sống sót và phản công trong những điều kiện khắc nghiệt. Cả Australia và Mỹ đều thúc giục Trung Quốc cần giải quyết tranh chấp biển đảo ở biển Hoa Ðông và Biển Ðông bằng các biện pháp hòa bình.
Hội chứng ký ức
Tạp chí Prospect của Anh vừa đăng bài “China’s false memory syndrome” (Hội chứng thêu dệt ký ức của Trung Quốc) của học giả Bill Hayton. Theo đó, quốc gia hơn 1,34 tỉ dân đã bị tuyên truyền một cách sai trái khi cho rằng, người Trung Quốc đã phát hiện và đặt tên cho các hòn đảo ở Biển Ðông. Học giả Bill Hayton cũng chỉ ra căn nguyên của những rắc rối kể trên.
Trước nhận định của chuyên gia Robert Farley (Phó giáo sư Trường Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson, Mỹ và được dẫn lại trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, China News và một số tờ báo lớn khác của Trung Quốc) về hệ thống vũ khí ưu việt của quân đội Việt Nam (trên Tạp chí National Interest của Mỹ), cư dân mạng Trung Quốc đã đưa ra nhiều phát ngôn hiếu chiến.
Theo tờ Today (Singapore), khi phát biểu khai mạc diễn đàn Toàn cầu tương lai Trung Quốc kéo dài trong 2 ngày (17 và 18-7) tại Singapore, Bộ trưởng cao cấp Singapore Goh Chok Tong nhận định, khi ảnh hưởng của Trung Quốc trong các vấn đề khu vực và toàn cầu càng lớn, Bắc Kinh sẽ ngày càng chủ động và góp tiếng nói nhiều hơn trong nỗ lực định hình môi trường bên ngoài. Còn tờ Asahi Shimbun cho rằng, chiến lược hòa bình chủ động của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang bắt đầu thành hình với một số thay đổi trong chính sách an ninh quốc gia. Và Tokyo cũng đang đẩy mạnh quan hệ với các nước Nam Á, Ðông Nam Á, Australia nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.
Chuyên gia Jennifer Richmond (phụ trách các vấn đề Trung Quốc) đến từ Công ty Tình báo toàn cầu Stratfor cảnh báo, chỉ là vấn đề thời gian cho sự lặp lại hoạt động trái phép của giàn khoan Trung Quốc tại Biển Ðông. Theo bà Jennifer Richmond, căng thẳng xung quanh tranh chấp lãnh thổ tại Biển Ðông khó có thể giảm trong thời gian tới bởi Biển Ðông không những giàu trữ lượng dầu mỏ và khí đốt, mà còn trở thành công cụ để kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Quốc. Tiến sĩ Antonio C Hsiang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tếThương mại Mỹ Latinh, Viện Công nghệ Chihlee, Ðài Loan cho rằng, Trung Quốc không những muốn tìm kiếm một chiến lược làm đối trọng với chiến lược xoay trục của Mỹ, mà còn muốn chuyển đổi trật tự thế giới hậu học thuyết Monroe.
Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận, Ngoại trưởng John Kerry sẽ có mặt ở Ấn Ðộ vào cuối tháng này (Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cũng sẽ có mặt ở Ấn Ðộ vào đầu tháng 8) để tham dự cuộc đối thoại chiến lược thường niên với lãnh đạo quốc gia Nam Á này nhằm củng cố mối quan hệ giữa Washington với một trong những quốc gia mới nổi, đầy tiềm năng ở châu Á để khẳng định quan hệ của Mỹ trong khu vực này. Theo tờ The Hindu (Ấn Ðộ), ngày 18-7, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Nam Trung Á Nisha Desai Biswal đã điều trần trước Ủy ban Ðối ngoại Thượng viện Mỹ về quan hệ MỹẤn Ðộ. Bà Nisha Desai Biswal cho rằng, Mỹ muốn châu Á tăng trưởng bền vững, giảm nhẹ các mâu thuẫn và quan hệ MỹẤn Ðộ sẽ giúp chia sẻ thách thức này. Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Á và Ðông Nam Á Amy Searight nhận xét, có hội tụ chiến lược thực sự ở Ðông Á và Ấn Ðộ đã hội nhập vào cấu trúc khu vực do ASEAN lãnh đạo.
(Theo Năng Lượng Mới)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Liệu song kiếm có hợp bích?
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|
Tải clip phim ảnh video bài: Liệu song kiếm có hợp bích?
Link download movie cine hd: Liệu song kiếm có hợp bích?