Video những vũ khí Việt Nam sẽ sở hữu khi Mỹ bỏ lệnh cấm



(Sức mạnh quân sự Việt Nam) - Hiện tại không có lý do gì để Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.


Ông Trần Văn Hằng – Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết: Ngày 27/5 đoàn nghị sỹ Hoa Kỳ do Chủ tịch Tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại của thượng viện Hoa Kỳ đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam nhằm tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.


Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ liên quan đến việc Quốc hội Hoa Kỳ vẫn cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, ông Trần Văn Hằng nói: “Tôi nghĩ rằng hai bên đã nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện, Việt Nam cũng đã chuẩn bị ký TPP, không có lý do gì để Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam”.


Trong trường hợp lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam được Quốc hội Hoa Kỳ dỡ bỏ, rất có thể một số loại vũ khí sau sẽ sớm hiện diện tại Việt Nam:


1. Máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion


Máy bay P-3C Orion của Không quân Mỹ

P-3C Orion của Hải quân Mỹ



Tuần tra hàng hải đường không và tác chiến chống ngầm là một trong những nhiệm vụ khá nặng nề đối với các quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng lớn như Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi phải có những máy bay tuần tra có tầm hoạt động xa, trang bị nhiều thiết bị trinh sát đường không tiên tiến để phát hiện các tàu ngầm cùng hệ thống vũ khí đủ mạnh để tiêu diệt chúng.


Một trong những máy bay hội tụ đủ các yếu tố nói trên là P-3C Orion của Hãng Lockheed Martin. P-3C Orion là loại máy bay tuần tra hàng hải kiêm chống ngầm 4 động cơ, được phát triển cho Hải quân Mỹ trên mẫu máy bay chở khách L-188 Electra, chính thức đưa vào sử dụng trong thập niên 1960.


P-3C Orion rất dễ nhận biết bởi chiếc đuôi dài chứa thiết bị phát hiện từ tính MAD. MAD là một “từ kế” dùng để phát hiện sự xáo trộn bất thường của từ trường trái đất do tàu ngầm di chuyển trong lòng biển gây ra.


Để phục vụ cho nhiệm vụ phát hiện tàu ngầm P-3C Orion còn được trang bị các thiết bị điện tử trinh sát tiên tiến khác như: Radar giám sát hàng hải Raytheon AN/APS-115 và radar tìm kiếm mục tiêu AN/APS-137D(V)5. Đây là một radar khẩu độ tổng hợp với khả năng lập bản đồ mặt đất với độ phân giải cao. Radar có thể phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm ở cự ly khoảng 30 km, phát hiện xuồng cứu sinh ở cự ly 60 km. P-3C Orion phát hiện ra tàu ngầm bằng cách đo sự biến thiên của từ trường trái đất hoặc phát hiện kính tiềm vọng hoặc thông qua phao định vị âm thanh AQA-7.


Ngoài ra, P-3C còn có thể phát hiện tàu ngầm qua hệ thống giám sát điện tử ALQ-78 treo ở cánh, hệ thống này sẽ tự động phát hiện các tín hiệu radar do tàu ngầm phát ra và định vị chúng.


Máy bay P-3C Orion của Hải quân Nhật

P-3C Orion của Hải quân Nhật



Đặc biệt, năm 2005 Lockheed Martin đã giới thiệu gói nâng cấp P-3C Orion block IV với nhiều tính năng ưu việt như: Trang bị hệ thống tác chiến chống ngầm IBM Proteus AN/UYS-1, radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2022 của Israel, bổ sung hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR, hệ thống phát hiện từ trường AN/ASQ-81 nâng cấp.


Về vũ khí trang bị, P-3C Orion có thể mang theo ngư lôi Mk-50 hoặc Mk-46 và bom chìm trong khoang chứa bên trong thân. Các giá treo 2 bên cánh có thể trang bị tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick với tổng tải trọng lên đến 9 tấn.


P-3C được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt Allison T56-A-14 công suất 4.600 mã lực/chiếc giúp đạt tốc độ tối đa 750 km/h, tốc độ hành trình 610 km/h. Máy bay có 5 thùng nhiên liệu bên trong thân và 4 thùng nhiên liệu phụ 2 bên cánh với tổng dung tích 34.800 lít cho tầm hoạt động tối đa 4.400 km ở độ cao 8,9 km hoặc 2.490 km ở độ cao 1,5 km. Thời gian hoạt động liên tục lên đến 14 giờ.


Việc đàm phán mua máy bay tuần tra tuần tra chống ngầm P-3C Orion từ Mỹ có thể coi là một lựa chọn hợp lý của Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ tuần tra hàng hải và chống ngầm trong tình hình mới.


2. Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-16


Máy bay tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ

F-16 của Không quân Mỹ



Hiện tại, vai trò tiêm kích đánh chặn xương sống trong Không quân Việt Nam vẫn do những chiếc tiêm kích nhẹ thế hệ 2 MiG-21 đảm nhiệm. Số MiG-21 Việt Nam đang sử dụng được sản xuất từ những năm 1980 sẽ hết hạn sử dụng và phải ngừng bay từ sau năm 2015. Trong bối cảnh đối tác truyền thống là Nga không còn sản xuất tiêm kích nhẹ nữa thì Việt Nam sẽ buộc phải đi tìm một dòng máy bay mới để thay thế và F-16 của Mỹ có thể là một ứng viên sáng giá.


Máy bay chiến đấu đa năng F-16 Fighting Falcon được thiết kế từ thời Chiến tranh Lạnh với những tiêu chí linh hoạt, khối lượng nhẹ và giá thành rẻ – một máy bay đa nhiệm, hoạt động song hành cùng tiêm kích nặng chuyên không chiến F-15 Eagle trong Không quân Hoa Kỳ.


Ra đời từ chương trình Máy bay chiến đấu hạng nhẹ của không quân Mỹ đầu những năm 1970, mặc dù được đặt tên là Fighting Falcon nhưng F-16 còn có biệt danh Viper (Rắn hổ lục) có lẽ do hình dáng nhỏ bé nhưng cực kì nhanh nhẹn lợi hại của mình.


F-16 đã có quá trình phát triển dài từ khi ra đời, phiên bản một chỗ ngồi ban đầu được định danh F-16A trong khi mẫu 2 chỗ ngồi là F-16B. Năm 1984, phiên bản nâng cấp F-16 C/D ra đời với những cải tiến như khả năng tác chiến “mọi thời tiết” và tăng khả năng không kích. Với việc trang bị tên lửa đối không tầm trung mới AIM-120 AMRAAM, F-16 đã có thêm khả năng không chiến ngoài tầm nhìn.


Máy bay F-16 nhìn chính diện

F-16 nhìn chính diện



Về thiết kế, F-16 có khoang lái với tầm quan sát rất rộng hoàn toàn không có điểm mù. Mũi máy bay đặt radar kết nối với hệ thống bay và vũ khí trên thân. F-16 chỉ có một đuôi đứng cùng với một cửa lấy khí to nằm dưới bụng máy bay. Khi cần phải bay những chặng dài, ngoài việc gắn thêm thùng dầu phụ ở các mấu cứng dưới cánh thì F-16 còn có thể ốp các thùng dầu phụ dạng khí động học lên thân giúp tăng tầm hoạt động trong khi không làm mất đi mấu cứng gắn vũ khí cũng như khả năng cơ động của máy bay so với thùng dầu phụ thông thường.


Về trang bị vũ khí, F-16 có một pháo chính M-61 Vulcan 6 nòng 20mm trong thân, bên cạnh đó là các loại vũ khí gắn dưới cánh như tên lửa đối không tầm trung và tầm ngắn, tên lửa không đối đất, bom thông minh cũng như bom không điều khiển các loại. Bên cạnh vũ khí, F-16 còn có thể mang thiết bị chuyên dùng cho các nhiệm vụ riêng biệt như thiết bị gây nhiễu điện tử (ECM), thiết bị dẫn bắn, cảm biến… radar tiêu chuẩn của F-16 là AN/APG-66.


F-16 là loại máy bay tiêm kích nhẹ được sản xuất nhiều thứ hai trong thế kỷ 20 chỉ sau MiG-21, đã được thử thách qua nhiều cuộc chiến tranh và chứng minh rằng nó có thể làm tốt các nhiệm vụ từ tiêm kích đến cường kích. Đây có thể xem là một ứng viên rất sáng giá để thay thế vai trò tiêm kích nhẹ của MiG-21 trong Không quân Việt Nam một khi lệnh cấm vận vũ khí sát thương được Mỹ dỡ bỏ.


(Theo Trí Thức Trẻ/Thời báo Đông Nam Á)




Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:




Thích và chia sẻ bài này trên:






Video những vũ khí Việt Nam sẽ sở hữu khi Mỹ bỏ lệnh cấm

Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY




Tải clip phim ảnh video bài: Video những vũ khí Việt Nam sẽ sở hữu khi Mỹ bỏ lệnh cấm
Link download movie cine hd: Video những vũ khí Việt Nam sẽ sở hữu khi Mỹ bỏ lệnh cấm


Việt 247 mới nhất

 

© 2010 Việt 247 All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info