Vì sao Nga “đủng đỉnh” đòi nợ khí đốt từ Ukraine?
(Quốc tế) - Chính quyền Kiev đã khôn ngoan trong việc thành lập hành lang nhân đạo cho nhân dân sơ tán. Vì sao Nga không quyết thực hiện tối hậu thư với Kiev?
Mục đích của chiêu bài hành lang nhân đạo
Văn phòng Tổng thống Ukraine ngày 10/6 thông báo tân Tổng thống nước này Petro Poroshenko đã chỉ thị thiết lập các hành lang nhân đạo để cho phép dân thường sơ tán khỏi khu vực miền Đông đang bị chiến tranh tàn phá của nước này.
Tuyên bố của văn phòng ông Poroshenko nêu rõ: “Nhằm ngăn ngừa việc có thêm các nạn nhân mới ở khu vực đang diễn ra chiến dịch chống khủng bố, tổng thống đã chỉ thị cho các bộ trưởng hữu trách tạo mọi điều kiện cần thiết cho dân thường muốn rời khỏi đó.”
Để hiện thực hóa tuyên bố thành lập hành lang nhân đạo này, Tổng thống Ukraine đã tuyên bố lực lượng quân đội của Kiev phải ngừng bắn ngay trong tuần này, và đồng thời kêu gọi lực lượng quân sự đối lập cũng dừng các hoạt động giao tranh.
Hành động thượng tôn nhân đạo, nhân quyền này của Tổng thống Poroshenko đã là một quân cờ sáng khi nhận được sự đồng tình của cả thế giới, và đặc biệt là Nga và Mỹ. Nhưng vì sao là một nước cờ sáng? Ta có thể đặt ra một số giả thiết như sau.
Trước hết, việc lập hành lang nhân đạo giúp cho vị Tổng thống mới nắm quyền này được sự ủng hộ của thế giới. Ông Poroshenko đã ghi điểm cho chính quyền mới của mình khi một lòng lo lắng cho sinh mệnh của nhân dân.
Và điều quan trọng, Poroshenko đã cho cư dân miền Đông, những người đang muốn rời xa mình thấy rằng chính quyền mới không đến nỗi tệ và vận mệnh dân tộc, hòa giải dân tộc là điều tối quan trọng mà Kiev đang theo đuổi.
Nếu sơ tán, hàng chục nghìn dân này sẽ đi đâu? Họ không thể di chuyển đến các thành phố khác tại miền Đông, họ buộc phải cư trú trong các trại tị nạn, trại dã chiến của các thành phố phía Tây. Nói cách khác, hành lang nhân đạo không khác gì một đòn tâm lý chiến, đánh thẳng vào hậu phương của lực lượng ly khai, chính là nhân dân tại những thành phố đó.
Thứ hai, hành lang nhân đạo lập ra để di tản những người có mong muốn thoát khỏi chiến tranh do chiến dịch chống khủng bố của chính phủ Kiev tác động. Sau khi kế hoạch di tản hoàn thiện, không còn lý do gì cho quân đội Kiev phải nương tay bởi những gì còn lại ở miền Đông sẽ chỉ là khủng bố, phiến quân.
Như vậy là hậu thuẫn cho hành động sử dụng sức mạnh hủy diệt mà không sợ bị lên án nhằm vào dân thường.
Hai mục đích này đủ để Petro Poroshenko sẽ thực hiện việc xây dựng hành lang nhân đạo một cách nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất.
Vì sao Nga “đủng đỉnh” trừng phạt Ukraine?
Ngày 11/6/2014, Nga và Ukraine tiếp tục nối lại đàm phán về giá khí đốt cũng như thỏa thuận trả nợ của Kiev với Moscow. Theo đó, Kiev còn nợ Moscow 1,5 tỷ USD tiền khí đốt của những hợp đồng cũ thời Tổng thống Yanukovych, và tính đến nay, sau khi không được trợ giá, số tiền nợ này đã lên tới 4,5 tỷ USD.
Hồi cuối tháng 4/2014, trong bối cảnh Ukraine ngày càng tiến sát đến cuộc bầu cử Tổng thống hôm 22/5, Moscow đã ra có một động thái nhằm gây sức ép, cản trở cuộc bầu cử này: Tổng thống Putin phát biểu trước báo giới rằng sẽ xem xét khả năng chấm dứt kiểu bán chịu khí đốt cho Kiev, buộc Kiev phải “tiền trao cháo múc” với các hợp đồng năng lượng mới.
Kiev đã lo lắng với tuyên bố này, bởi lẽ nền kinh tế của họ đang sở hữu một ngân khố gần như trống rỗng, hoạt động sản xuất bị đình trệ bởi những sự đối đầu, biểu tình của các phe phái. Khu vực miền Đông, đầu tàu kinh tế của Ukraine đã ly khai và tất nhiên sẽ không đóng thuế.
Tuy nhiên, vẫn có bầu cử, một chính quyền hợp pháp, dân chủ của Ukraine vẫn ra đời chứng tỏ sức ép của Nga là chưa đủ lớn với sự hậu thuẫn của Mỹ. Nga quay trở lại với điệp khúc đòi tiền, tăng giá.
Hồi cuối tuần đầu tiên của tháng 6/2014, Tổng thống Putin ra tối hậu thư yêu cầu Kiev trả nợ, hạn là một tuần, bằng không sẽ hạ lệnh cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine. Tối hậu thư này đi kèm với nhiều yêu sách như chấm dứt các hành động quân sự, tôn trọng quyền của thành phố phía Đông và Đông Nam.
Tuy nhiên, Ukraine và Nga vẫn tiếp tục duy trì những cuộc đàm phán về giá cả, năng lượng dù nó chẳng đi đến đâu. Kết thúc vòng đàm phán thứ nhất, Nga lại mở ra cơ hội cho một vòng đàm phán thứ hai bắt đầu vào ngày 11/6/2014.
Sự dền dứ của Nga khiến Ukraine phát sốt ruột, quân đội vẫn nổ súng trong khi Moscow vẫn đe dọa. Nếu bên ngoài nhìn vào, sẽ nghĩ rằng Kiev không hề sợ chiêu bài năng lượng của Moscow. Nhưng vì sao Nga chỉ dọa mà không đánh?
Trước hết, đủng đỉnh trong đàm phán giá bán khí đốt đang giúp Nga thu lợi nhuận. Giá mà Ukraine đang phải mua được liệt vào hàng cao nhất thế giới, khoảng 450 USD/1m3, cao gấp rưỡi giá mà Nga bán cho Trung Quốc trong hợp đồng 400 tỷ USD vừa ký hồi tháng 5/2014.
Chỉ trong mấy tháng cắt hỗ trợ, Ukraine đã tăng mức nợ mua khí đốt từ 1,5 tỷ USD thành 4,5 tỷ USD. Càng duy trì thì số nợ này càng biết nhảy múa. Còn tính đến chuyện xù nợ của Nga, e hơi khó đối với Ukraine.
Thứ hai, phải nói rằng chiêu bài trừng phạt năng lượng lúc này là miếng đòn cuối cùng Nga có thể áp dụng. Và yêu cầu đặt ra là miếng đòn ấy phải đủ sức mạnh để đe dọa, để chỉ cần đánh một lần là thắng.
Châu Âu đang trong mùa hè, người lính vẫn toát mồ hôi trong mớ áo giáp, súng ống. Nhưng chỉ hai tháng sau, mùa đông châu Âu đến sớm. Thời điểm đó Nga mới có thể hội tụ đầy đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa để ra một đòn cuối cùng với Ukraine.
Còn nhớ quốc gia này, thậm chí cả châu Âu đã phải điêu đứng vào mùa đông 2006, 2009 khi Nga cắt giảm khí đốt với Ukraine. Ngày đó Nga làm rất nhanh, rất quyết liệt bởi đang trong mùa đông. Còn hiện tại, nước Nga có lẽ cũng đang chờ một mùa đông như thế.
(Theo Đất Việt)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Vì sao Nga “đủng đỉnh” đòi nợ khí đốt từ Ukraine?
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|
Tải clip phim ảnh video bài: Vì sao Nga “đủng đỉnh” đòi nợ khí đốt từ Ukraine?
Link download movie cine hd: Vì sao Nga “đủng đỉnh” đòi nợ khí đốt từ Ukraine?