Trung Quốc “quấy” Hoa Đông vì ấm ức bại trận hải chiến 120 năm trước
(Quốc tế) - Khi mà mọi con mắt đều đổ dồn vào Iraq, Ukraine, thì những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các vùng biển đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông vẫn không hạ nhiệt.
Khi mà mọi con mắt đều đổ dồn vào Iraq, Ukraine, thì những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các vùng biển đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông vẫn không hạ nhiệt. Hôm 11/6, một máy bay của Trung Quốc đã bay sát hai máy bay của Nhật Bản – vụ việc mà cả Bắc Kinh và Tokyo liên tục đổ lỗi cho nhau. Điều tương tự cũng đã từng xảy ra hồi cuối tháng 3 vừa qua.
Những sự va chạm nhỏ kiểu như vậy có thể phát nổ thành các vấn đề lớn giữa các quốc gia. Có một điều tình cờ: Những hình thái như vậy đã xảy ra 120 năm trước đây và là khởi nguồn cho chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895).
Lúc đó, một tàu hải quân Nhật đã đâm va với một tàu Trung Quốc, là cớ để đế chế Nhật giành lấy đất đai và hàng đoàn thuyền chở tiền của triều đình Nhà Thanh. Cuộc chiến trong quá khứ có thể sẽ đưa ra nhiều bài học cho những diễn biến chiến lược ở Đông Á ngày nay.
Đầu tiên là về địa chính trị: Một cuộc xung đột hạn chế có thể mang lại những thắng lợi to lớn. Năm 1894, trận hải chiến Hoàng Hải, một cuộc đọ sức quy mô nhỏ giữa các chiến hạm Nhật Bản và Trung Quốc, đã tạo điều kiện để đế chế Nhật kiểm soát Biển Hoàng Hải và Biển Hoa Đông. Hiệp định Shimonoseki, ký tháng 4/1895 đã buộc Trung Quốc trao Đài Loàn và các vùng đảo nằm xa đất liền cho Nhật, cùng với đó là khoản bồi thường chiến phí lớn. Với quyền kiểm soát hàng hải, Nhật Bản đã trở thành nước có vị thế áp đảo ở Đông Á.
Điếu Ngư/Senkaku, một cụm đảo nhỏ ở Hoa Đông, không phải là một phần thành quả trong hiệp định kia, mà là do Nhật chiếm giữ năm 1895. Trong con mắt của Bắc Kinh, việc giật lại quần đảo này có thể sẽ là bước đi đầu tiên để “sửa lại” một thỏa thuận hòa bình không công bằng, buộc Nhật phải thay đổi chủ nghĩa phiêu lưu và là cũng là cách báo thù cho thất bại trong lịch sử.
Điều này dẫn đến bài học thứ 2: Các vùng lãnh thổ dù là nhỏ bé, nhưng giá trị mà nó đem lại là rất lớn đối với các bên liên quan. Đấu tranh vì chủ quyền là điều gì đó vượt khỏi những lợi ích vật chất. Đó còn là danh dự, danh tiếng quốc gia. Kết cục chiến tranh là biểu tượng chính trị, khi mà ai cũng nhận thấy Trung Quốc là kẻ thua. Thực sự, vụ đụng độ ở Hoàng Hải đã làm thay đổi trật tự khu vực.
Sự thất thế của hạm đội Trung Quốc chỉ báo cho sự sụp đổ của đế chế Trung Hoa sau nhiều thế kỉ thống trị, thay vào đó là sự thắng thế của Nhật Bản tại châu Á.
Bắc Kinh bị ám ảnh bởi ý tưởng đảo ngược trật tự thế giới một lần nữa. Thất bại trong quá khứ vẫn còn là nỗi đau đối với Trung Quốc, dù đã có nhiều lần thay đổi thể chế; trong khi nước Nhật không có ý định thay đổi hiện trạng. Cả Tokyo và Bắc Kinh đều rất coi trọng những giá trị to lớn ẩn bên trong lợi ích vật chất và vị thế quốc tế của mình; đều sẵn sàng trả giá đắt cho những lợi ích đó bằng mạng sống, tiền của và vũ khí quân sự.
Và như thế đưa đến bài học thứ 3: Đối với các cường quốc, sức mạnh trên biển là yếu tố quyết định vị thế quốc gia và cũng là phương tiện để bảo vệ lợi ích biển xa. Các cường quốc cần lực lượng hải quân hùng mạnh để thực hiện sứ mệnh của mình. Hoàng đế Nhật Bản từng ban chỉ dụ sẽ hiện đại hóa quốc đảo này sau cải cách Minh Trị năm 1868. Kể từ thời điểm đó, thợ đóng tàu Nhật Bản đã mất gần hai thập kỷ để xây dựng một hạm đội chiến đấu từ mớ hỗn độn gồm nồi hơi, súng ống và nhiều thiết bị nhập khẩu khác. Hạm đội Frankenfleet của Tokyo sau khi vươn ra biển lớn đã làm bẽ mặt hạm đội của nhà Thanh vốn được ca ngợi là hùng mạnh hơn tất thảy.
Sức mạnh trên biển rõ ràng là rất quan trọng. Đối với Tokyo và Bắc Kinh ở thời điểm đó, kết cục cuộc chiến Trung-Nhật một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân. Trung Quốc đã đóng nhiều tàu khu trục tiên tiến, một số lượng lớn tàu ngầm diesel trang bị tên lửa và tàu sân bay đầu tiên của mình – tất cả đều được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu trên bờ và tên lửa đối hạm có thể tấn công mục tiêu trên biển trong tầm bắn hàng trăm dặm.
Về phần mình, Nhật Bản cũng có những bước đi phù hợp với động thái của Trung Quốc, tăng cường lực lượng tàu ngầm đẳng cấp thế giới, lần đầu tiên sau một thập kỷ nới lỏng chi tiêu quốc phòng – mặc dù ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, vốn đã lớn hơn rất nhiều và vẫn đang tiếp tục tăng lên một cách nhanh chóng. Tokyo cũng tiếp cận các quốc gia ven biển châu Á khác đang vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh – các đối tác liên minh có thể bổ trợ cho nhau khi đối đầu với Bắc Kinh trên mặt trận chính
Trung Quốc đang muốn thay đổi hiện trạng trên Biển Đông
VOV.VN -Trung Quốc đang muốn bắt ép Việt Nam và các nước khác phải làm quen với một thực trạng mà ở đó mọi thứ quyền lực của họ phô bày. Từ 1/5/2014 đến nay, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan...
Mỹ xây dựng chiến lược hải quân mới xoay quanh “địch thủ” Trung Quốc
Học viện chiến tranh hải quân Mỹ vừa tổ chức Diễn đàn "Chiến lược hiện nay”. Trong đó, những lo ngại từ sự trỗi dậy của Trung Quốc chiếm vị trí chủ đạo trong tư tưởng chiến...
Trung Quốc: Chống tham nhũng biến thành thanh trừng chính trị
Nhật báo Le Figaro hôm nay chú ý đến "Trung Quốc : Chống tham nhũng biến thành thanh trừng về chính trị". Theo thông tín viên của tờ báo ở Bắc Kinh, việc kết án tử hình nhà tỉ phú Lưu Hán (Liu...
(Theo Tin tức)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Trung Quốc “quấy” Hoa Đông vì ấm ức bại trận hải chiến 120 năm trước
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|
Tải clip phim ảnh video bài: Trung Quốc “quấy” Hoa Đông vì ấm ức bại trận hải chiến 120 năm trước
Link download movie cine hd: Trung Quốc “quấy” Hoa Đông vì ấm ức bại trận hải chiến 120 năm trước