“Quyền lực mềm” của Tổng thống Obama
(Quốc tế) - Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại lễ tốt nghiệp của Học viện Quân sự West Point, New York, hôm 28/5 gây chú ý mạnh trên toàn thế giới vì thông qua đó, Tổng thống Obama thông báo một số vấn đề, đồng thời đặt ra một học thuyết mới về quân sự, ngoại giao của nước Mỹ giai đoạn từ nay đến cuối nhiệm kỳ của ông.
Cần nhắc lại rằng, cũng tại Học viện West Point, Tổng thống George W. Bush từng đưa ra học thuyết quân sự nổi tiếng của mình – tấn công phủ đầu – 9 tháng trước khi ông triển khai chiến dịch tấn công Iraq. Tuy nhiên, khác với W. Bush, ông Obama cho rằng, quân sự chỉ nên được sử dụng trong những tình huống hết sức hạn chế.
Tổng thống Obama đã phác họa một hướng đi giữa chủ nghĩa can thiệp không dứt trong vài thập niên trở lại đây với xu hướng biệt lập đang ngày càng tăng khiến cho thế giới có nguy cơ bất ổn nhiều hơn. Đứng trước ngày càng nhiều điểm nóng khủng hoảng địa chính trị, từ Ukraina cho đến Syria, biển Hoa Đông và biển Đông.
Obama vẫn xem khủng bố là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh bên trong lẫn bên ngoài nước Mỹ. Nhưng chống khủng bố theo “học thuyết” mới của ông Obama không phải là trực tiếp mang quân tấn công vào một quốc gia, mà thay vì thế, ông nhấn mạnh – tầm quan trọng của việc xây dựng các lực lượng an ninh địa phương – và ông tuyên bố sẽ xin Quốc hội Mỹ duyệt chi 5 tỉ USD để thành lập Quỹ Đối tác chống khủng bố (CTPF).
Điều này đã được cụ thể hóa bằng chương trình biệt phái các toán đặc nhiệm đến huấn luyện kỹ thuật chống khủng bố cho các nước Libya, Niger, Mauritania và Mali.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Học viện Quân sự West Point.
Bài phát biểu của Tổng thống Obama được thực hiện giữa lúc ông đang vạch kế hoạch cho việc rút quân khỏi Afghanistan vào cuối năm nay. Kế hoạch đó được ông thông báo trong bài phát biểu rằng, nước Mỹ sẽ duy trì 9.800 quân nhân để thực hiện công tác cố vấn và huấn luyện về an ninh cho quân đội và lực lượng an ninh Afghanistan sau năm 2014. Số nhân sự này sẽ rút hoàn toàn về nước vào cuối năm 2016. Tuyên bố này ngay lập tức nhận được sự hoan nghênh từ phía Tổng thống Afghanistan – Hamid Karzai.
Trong phác họa về học thuyết ngoại giao, quân sự của Tổng thống Obama, nước Mỹ vẫn chọn lựa chính sách ngoại giao mềm mỏng, đối thoại lôi kéo, không dùng vũ lực quân sự đề can thiệp như những người tiền nhiệm trước đây. Quân sự không thể là thành phần duy nhất trong sự lãnh đạo của nước Mỹ. “Không phải vì chúng ta có cây búa thì mọi vấn đều đều phải là cây đinh” – ông Obama nói.
Nhưng ông cũng nhấn mạnh, nước Mỹ phải “làm gương” và không được loại trừ mình ra khỏi các quy tắc, luật pháp quốc tế áp dụng cho mọi người thì sự lãnh đạo mới thật sự là sức mạnh của nước Mỹ. “Vấn đề thật sự là làm thế nào để chọn lựa giữa các công cụ quyền lực mềm và quyền lực cứng để tránh xung đột, bảo đảm các lợi ích và lý tưởng của chúng ta, để đối mặt với những thách thức một cách hiệu quả” .
Thủ tướng Nhật Bản sẽ có mặt tại Singapore để phát biểu về vấn đề Biển Đông.
Trong các thách thức nêu trên, ông Obama nêu lên các khủng hoảng địa chính trị nổi cộm hiện nay, trong đó có tình hình căng thẳng trên biển Đông. Ông Obama tuyên bố: Đối với những sự gây hấn dù là ở mức độ nào, quân đội Mỹ cũng đều phải sẵn sàng để ứng phó một khi lợi ích của nước Mỹ và các đồng minh bị xâm hại.
Hàm ý của ông Obama được hiểu là nếu Trung Quốc tiếp tục leo thang gây hấn trên biển Đông, đẩy tình hình đi đến mức xấu nhất dẫn đến đụng độ bằng quân sự, thì khi đó quân đội Mỹ có thể bị lôi kéo vào cuộc.
Phát biểu của Tổng thống Mỹ được đưa ra vào đúng thời điểm dư luận thế giới đang lên án gay gắt vụ việc tàu Trung Quốc bao vây và đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của Việt Nam làm 10 ngư dân rơi xuống biển rồi bỏ chạy, không cứu hộ – hành động bị lên án là vô nhân đạo.
Ngay sau vụ việc, Bộ Ngoại giao, giới chính khách, nghị sĩ Mỹ, Nhật và nhiều nước khác đã lên tiếng phản đối Trung Quốc, xem đó là hành động nguy hiểm và không thể chấp nhận được. Mỹ, Nhật cũng đang gia tăng sức ép đối với Trung Quốc, đồng thời ngày càng có nhiều quốc gia, nhiều giới trên khắp thế giới ủng hộ Việt Nam, đứng về phía chính nghĩa của Việt Nam.
Tờ báo Nhật Yomiuri ngày 28/5 đưa tin tàu đổ bộ Kunisaki của Nhật sẽ chở 140 binh sĩ Mỹ và Australia đến biển Đông tham gia diễn tập ứng phó thiên tai quốc tế. Tàu Kunisaki rời căn cứ hải quân Yokosuka của Mỹ ở tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) hôm 29/5 và đến Việt Nam vào ngày 6/6, sau đó là Campuchia và Philippines.
Cũng trong ngày 28/5, phát biểu tại Quốc hội Nhật, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết, Tokyo sẽ cân nhắc mở rộng hoạt động của quân đội Nhật Bản ở nước ngoài để đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và ổn định của thế giới, đồng thời sẽ hợp tác với ASEAN để bảo đảm luật pháp quốc tế được tôn trọng ở biển Đông giữa lúc Trung Quốc đang dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng khu vực này.
Từ ngày 30/5 đến 1/6, đã bắt đầu khai diễn Hội nghị An ninh châu Á, còn gọi là diễn đàn Shangri-La Dialogue, tại Singapore, để bàn về các vấn đề đang đe dọa an ninh khu vực châu Á. Vấn đề biển Đông chắc chắn sẽ là nội dung bao trùm tại diễn đàn này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có những bài phát biểu nêu quan điểm của Mỹ và Nhật đối với mối đe dọa an ninh nghiêm trọng trong khu vực do Trung Quốc gây ra.
(Theo Công An Nhân Dân)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
“Quyền lực mềm” của Tổng thống Obama
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|

Tải clip phim ảnh video bài: “Quyền lực mềm” của Tổng thống Obama
Link download movie cine hd: “Quyền lực mềm” của Tổng thống Obama