Những chuyển dịch chính trị bất ngờ ở Đông Bắc Á



(Quốc tế) - Trung Quốc đang xích lại gần Hàn Quốc. Liên minh MỹHànNhật ngày càng mất ổn định. Đó là những gì đang diễn ra ở Đông Bắc Á.


Mối quan hệ phức tạp TrungHàn


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến thăm Hàn Quốc từ ngày 3 đến 4/7 tới để tăng cường sự hợp tác song phương bằng cách nhắc lại cam kết của Chính phủ Bắc Kinh trong việc thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Thông báo ngoại giao này sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như ông Tập không phá lệđến thăm Seoul trước khi tới thăm đồng minh Bình Nhưỡng. Động thái này phản ánh sự xuống dốc trong quan hệ TrungTriều vốn càng gia tăng kể từ sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 3 hồi tháng 2 năm ngoái. Thậm chí, như nhận định của Chu ShulongGiáo sư Đại học Thanh Hoa, một học giả Trung Quốc rằng, Bình Nhưỡng mang lại nhiều rắc rối hơn là lợi ích cho chính quyền Bắc Kinh và “sự biến mất” của Triều Tiên sẽ tốt hơn cho quan hệ TrungHàn.


Không khó để nhận ra rằng, quyết định đến Hàn Quốc trước tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc là nhằm gây sức ép với Triều Tiên. Cùng lúc đó, Bắc Kinh cũng muốn thể hiện quan hệ gần gũi với Seoul để gia tăng áp lực đối với Nhật Bảnvốn đang vướng vào cuộc tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc ở biển Hoa Đông, xung quanh chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Xa hơn nữa, Trung Quốc muốn phá vỡ thế “kiềng ba chân” MỹNhậtHàn do Mỹ tạo ra ở Đông Á.



Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye


Về phía Hàn Quốc, Seoul từ xưa đến nay không lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc ra mặt như Mỹ hay Nhật. Dường như Hàn Quốc chỉ tỏ thái độ “cứng” nhất với Bắc Kinh trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh hải giữa đôi bên ở biển Hoa Đông, xung quanh chủ quyền với bãi đá Ieodo/Tô Nham Tiêu. Seoul đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan”, mắc kẹt trong sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu Trung Quốc và sự hỗ trợ quân sự từ Washington. Dù gì, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu số 1 trong 2 thập niên qua của Hàn Quốc, mà lợi nhuận xuất khẩu trong chính trị Hàn Quốcvốn bị chi phối bởi các tập đoàn theo kiểu gia đình trị như Samsung, Hyundai… cũng gắn liền với lợi ích quốc gia.


Còn cái mà Hàn Quốc hiện giờ phụ thuộc vào Mỹ nhất là an ninh quốc phòng. Chi tiêu quốc phòng của Hàn Quốc trong vài năm qua không tăng, vẫn chỉ ở mức 2,5-3% tổng thu nhập quốc dân (GDP), mặc cho những thách thức về khả năng xung đột với Triều Tiên gia tăng. Rõ ràng, Hàn Quốc không sẵn sàng một mình chống lại Triều Tiên. Seoul vẫn trông cậy vào sự đảm bảo an ninh của Washington.


Không chỉ gắn chặt lợi nhuận xuất khẩu vào Trung Quốc, Hàn Quốc cũng chia sẻ với Bắc Kinh nhiều mối quan tâm chung, trong đó có việc giải trừ hạt nhân của Bình Nhưỡng và thái độ của Nhật Bản với quá khứ quân phiệt. Trong chuyến thăm Seoul sắp tới, ngoài việc cam kết thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiênvới tư cách là đồng minh thân cận duy nhất của Bình Nhưỡng, “tuyến đường chính” kết nối Triều Tiên với thế giới, ông Tập cũng sẽ thảo luận với phía Hàn Quốc về việc hợp tác nhằm gây áp lực đối với Nhật Bản về “các vấn đề lịch sử”. Trong đó có việc khiến Tokyo phải thừa nhận quy mô đầy đủ của các tội ác trong cuộc thảm sát Nam Kinh và để đòi công lý cho các phụ nữ Hàn Quốc và Trung Quốc từng bị ép làm việc trong các nhà thổ của quân đội Nhật trong Thế chiến II.


“Kiềng ba chân” MỹNhậtHàn lung lay


Trong khi Trung Quốc đang tăng cường hợp tác với Hàn Quốc thì sự hợp tác giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ ngày càng trở nên mất ổn định hơn.


Quyết định thông qua một thỏa thuận dự tính dỡ bỏ các lệnh cấm vận với Triều Tiên, cũng như xem xét lại Tuyên bố Kono của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không chỉ khiến Mỹ bất ngờ mà còn khiến Seoul thực sự sốc. Khi Tokyo công bố kết quả của cuộc kiểm tra lại Tuyên bố Kono, trong đó có đoạn viết “Có một sự sửa đổi nội dung giữa Chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản trong quá trình viết Tuyên bố Kono”, giới phân tích đã cho rằng, có thể ông Abe đã hoài nghi về Tuyên bố Konotrong đó Nhật Bản thừa nhận tội và xin lỗi các “phụ nữ mua vui” cho lính Nhật trong Thế chiến II.


Thông báo của Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ gây ra một số sự xáo trộn ngoại giao giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Mỹ cũng đã bắt đầu thể hiện mối quan tâm của mình đối với các hành động của ông Abe. Mối quan hệ giữa Seoul và Tokyo theo dự kiến của giới phân tích sẽ xấu đi và thế giới chính trị sẽ chứng kiến sự bắt tay của Hàn Quốc và Trung Quốc trong nhiều vấn đề.


Cho đến nay, Mỹ đã duy trì trật tự ở Đông Bắc Á thông qua liên minh với Nhật, Hàn. Trước dấu hiệu gia tăng hợp tác giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, mặc dù gọi chuyến thăm Seoul của ông Tập là một “bước ngoặt lớn”, có thể giúp ích trong việc thúc đẩy sự hợp tác về Triều Tiên, nhưng Mỹ không thể không lo ngại nếu Bắc Kinh ngày càng có ảnh hưởng với Seoul. Tuy nhiên, chừng nào không chi phối được các quyết định của ông Abe, đặc biệt từ khi giảm ngân sách hỗ trợ quốc phòng cho Nhật Bản, Mỹ sẽ còn phải đau đầu trong việc củng cố thế đứng của cái “kiềng ba chân” ở Đông Bắc Á.


(Theo PetroTimes)




Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:




Thích và chia sẻ bài này trên:






Những chuyển dịch chính trị bất ngờ ở Đông Bắc Á

Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY




Tải clip phim ảnh video bài: Những chuyển dịch chính trị bất ngờ ở Đông Bắc Á
Link download movie cine hd: Những chuyển dịch chính trị bất ngờ ở Đông Bắc Á


Việt 247 mới nhất

 

© 2010 Việt 247 All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info