Ngày càng có nhiều liên minh chống Trung Quốc



(An Ninh Quốc Phòng) - Những hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển đảo đã khiến nhiều nước quan ngại sâu sắc. Bên cạnh những liên minh hiện hữu, hàng loạt mô hình liên kết khác đang hình thành nhằm đối chọi với Bắc Kinh.


Ngày càng có nhiều liên minh chống Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và người đồng cấp Úc Tony Abott bắt tay chặt chẽ với hiệp ước hợp tác an ninh quốc phòng, trao đổi công nghệ tàu ngầm quân sự



Liên minh Nhật – Úc


Ngày 11/6, tại Tokyo đã diễn ra cuộc gặp giữa các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản và Úc. Chủ đề thảo luận hàng đầu là bối cảnh phức tạp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hai bên nỗ lực tìm kiếm cách tiếp cận chung cho vấn đề này và cơ sở cho sự đồng lòng chính là việc Tokyo cũng như Canberra xác định gốc rễ vấn đề bắt nguồn từ các hành động của Bắc Kinh.


Người đứng đầu Nội các Nhật Bản Shinzo Abe đã không chỉ một lần nói rằng, tuy liên minh Mỹ-Nhật tiếp tục chiếm vị trí trọng tâm trong chính sách quốc phòng Nhật Bản, nhưng trước những nỗ lực của Trung Quốc, Tokyo cần mở rộng sự hợp tác quân sự với cả các quốc gia khác. Nguyên nhân trước hết của nhu cầu đa dạng hoá hợp tác không phải bởi những lo ngại Mỹ sẽ giảm bớt sự hiện diện quân sự tại khu vực do hạn chế về ngân sách. Tới nay, chưa hề có dấu hiệu nào như vậy và chuyến thăm khu vực gần đây của Tổng thống Barack Obama cũng chứng tỏ điều này. Tuy nhiên, những năm gần đây Nhật Bản đã tích cực thảo luận kế hoạch phát triển hợp tác quốc phòng với Anh, Pháp và Ấn Độ. Đồng thời có sự kích hoạt các liên lạc giữa Nhật Bản và Việt Nam với mục tiêu kiềm chế Trung Quốc gia tăng tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.


Giữa các nước châu Á – Thái Bình Dương, Úc là một đối tác ưu tiên của Nhật Bản về hợp tác kỹ thuật quân sự. Canberra cũng không muốn đặt toàn bộ hy vọng vào đồng minh ở Washington và quan ngại trước tham vọng khu vực ngày càng tăng của Bắc Kinh.


Trong chuyến thăm Nhật Bản vào tháng 4/2014, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời dự cuộc họp Hội đồng An ninh Nhật Bản. Tại đây, ông Abbott cho biết rằng Úc “cam kết tăng cường quan hệ đối tác với Nhật Bản, thúc đẩy phát triển chiều sâu sự hợp tác quốc phòng, an ninh”. Hiệp định hợp tác nghiên cứu chế tạo vũ khí giữa hai nước đã trở thành hiện thực, nhờ thực tế chính phủ Nhật Bản điều chỉnh qui chế cấm xuất khẩu vũ khí từng tồn tại trong nhiều thập kỷ.


Cùng với sự xuất hiện của Nội các do ông Abe lãnh đạo, Nhật Bản thay đổi chiến lược đối ngoại và quân sự trong khu vực. Hợp tác quân sựkỹ thuật giữa Nhật Bản và Úc đã được triển khai. Đặc biệt, Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ với Úc công nghệ tàu ngầm hiện đại mà họ sở hữu. Canberra đang rất cần thay thế đội tàu ngầm có trang bị tính tàng hình. Theo đánh giá của các chuyên gia, Úc sẽ chi cho mục đích này khoảng 37 tỷ USD.


Chưa có thông tin cụ thể về hình thức hợp tác giữa Nhật Bản và Úc – chuyển giao công nghệ hay cung cấp tàu ngầm sẵn sàng sử dụng. Trong mọi trường hợp, mối liên hệ chặt chẽ sẽ được tăng cường giữa các lực lượng vũ trang hai nước và là một bằng chứng nữa cho thấy cuộc chạy đua vũ trang đang tích cực diễn ra trong vùng. Châu ÁThái Bình Dương với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ đang cùng lúc biến thành một khu vực quân sự hóa nhất trên thế giới.


Ngày càng có nhiều liên minh chống Trung Quốc

Ông Abe trong một lần gặp cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh



Liên minh Ấn – Nhật


Trước hết đây là liên minh của hai nền kinh tế lớn trong khu vực châu Á. Nhật Bản và Ấn Độ đều thích phục hồi lại niềm kiêu hãnh dân tộc. Cả hai nước này cực kỳ ghét sự phô trương thế lực của Trung Quốc. Việc tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa đắc cử sẽ tạo điều kiện cho Nhật và Ấn hòa hợp hơn, vì cả hai lãnh đạo đều cùng thuộc cánh hữu và theo chủ nghĩa dân tộc. Bang Gujarat, nơi ông Modi từng lãnh đạo, cũng đã sớm thu hút giới đầu tư Nhật Bản.


Chuyến công du cấp nhà nước của ông Modi tại Nhật Bản, đang trong vòng thương lượng, có thể sẽ cho phép Ấn Độ ký kết một hiệp ước đầu tư với Nhật, mà Ấn Độ đang rất cần để thúc đẩy kinh tế. Để giải thích cho sự thắt chặt liên minh này, tờ The New York Times cho rằng dân số Nhật già đi có thể được bù đắp bằng một dân số trẻ năng động của Ấn Độ, những tài năng trong ngành công nghiệp Nhật sẽ có dịp phát triển nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú vẫn chưa được khai thác ở Ấn Độ.


Ngày càng có nhiều liên minh chống Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop và Quốc phòng David Johnston của Úc cùng với các đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida và Itsunori Onodera



Liên minh Úc – Nhật – Ấn


Tại Diễn đàn An ninh khu vực Shangri-La hồi cuối tháng 5 đầu tháng 6, qua thông điệp của Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản sẵn sàng trợ giúp các nước trong khu vực Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền biển đảo và gián tiếp lên án Trung Quốc đối xử với các lân bang theo kiểu lấy thịt đè người mà chính nước Nhật hùng mạnh, cũng là nạn nhân từng ngày trên mặt biển và trên không phận Hoa Đông.


Tuy nhiên, trái với thái độ phô trương, kẻ cả của Bắc Kinh, Tokyo từng bước xây dựng một liên minh quân sự rộng lớn bên trong lẫn bên ngoài hiệp ước song phương Mỹ – Nhật.


Vào giữa thập niên 2000, ý niệm xây dựng một vòng cung từ Ấn Độ ngang Nhật Bản kéo dài xuống tận Nam Thái Bình Dương với Úc đã từng được ba vị Thủ tướng lúc đó là Junichiro Koizumi của Nhật, John Howard của Úc và Atal Vajpayee của Ấn đã phát họa và được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W.Bush ủng hộ.


Tuy nhiên, ý niệm này đã không được tiến hành một phần vì tại Washington, đảng Dân chủ lên thay đảng Cộng hòa mà một phần, như tân Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi của đảng Dân Tộc, lúc còn ở thế đối lập, chê trách đảng Quốc Đại quá nhu nhược đối với Trung Quốc làm New Delhi mất uy thế trên trường quốc tế và bị Bắc Kinh lấn áp.


10 năm sau, không hẹn mà nên, cả ba nền dân chủ ở châu Á – Thái Bình Dương đều do cánh hữu lãnh đạo. Tháng 7/2013, Trung tâm Nghiên cứu An ninh mới của Mỹ, do cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell thành lập, và cũng là nơi cung cấp chuyên gia chiến lược cho Nhà Trắng, quan tâm đặc biệt đến khả năng xây dựng một liên minh hải quân Nhật – Úc – Ấn.


Phải chăng thời cơ đã đến để hình thành một bàn cờ chiến lược Nhật-Úc và Ấn và nếu thêm Mỹ sẽ chuyển thành tứ cường theo đội hình “kim cương”, học thuyết an ninh của… Shinzo Abe? Tại Shangri-La, ông Shinzo Abe đã khơi lại khả năng một “tam cường” khu vực… để làm gì? Theo giới phân tích, cần phân biệt lời lẽ ngoại giao và thực chất bên trong hậu trường. Nước nào cũng nói cần có liên hệ tốt với Trung Quốc, không bao vây Trung Quốc. Trên thực tế, bên trong hậu trường, bên trong những cuộc thảo luận của các hội đồng nội các, từ Tokyo, Jakarta đến Canberra đều công nhận sự trỗi dậy không hòa bình của Trung Quốc là một mối đe dọa cho vùng châu ÁThái Bình Dương. Các nước khu vực có sự thỏa hiệp với nhau chặt chẽ hơn và đồng thời, một cách đơn phương, họ gia tăng chi phí quốc phòng…một tam giác, một bàn cờ chiến lược đang hình thành.


Liên minh giữa các nước ASEAN


Ngoài các liên minh trên, các nhà quan sát cũng nhận thấy một số liên minh khác giữa các thành viên trong khối ASEAN cũng đang hình thành. Các nước ASEAN đều muốn có áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đều không chấp nhận “đường chín đoạn” mà Trung Quốc đơn phương thiết lập để giành quyền kiểm soát trên biển Đông. Trước đây, các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng của các quốc gia Đông Nam Á này hiếm khi quy tụ trong cùng một nhóm chính trị. Thế nhưng, thái độ hung hăng, bành trướng gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nước này phải hợp tác với nhau.


(Theo Năng Lượng Mới)




Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:




Thích và chia sẻ bài này trên:






Ngày càng có nhiều liên minh chống Trung Quốc

Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY




Tải clip phim ảnh video bài: Ngày càng có nhiều liên minh chống Trung Quốc
Link download movie cine hd: Ngày càng có nhiều liên minh chống Trung Quốc


Việt 247 mới nhất

 

© 2010 Việt 247 All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info