NATO châu Á – Đường còn quá xa xôi



(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Trong thời gian gần đây, trước sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc, châu Á xôn xao về việc thành lập một liên minh quân sự kiểu NATO. Tuy nhiên, theo Defense One, một liên minh như vậy ở châu Á vẫn còn rất xa vời.


Defense One cho rằng, trong nhiều năm qua, tại Đối thoại Shangri-La hàng năm, Mỹ và các cường quốc khác đã tăng cường thúc đẩy việc xây dựng một hệ thống an ninh chung ở châu Á. Kể từ khi nhậm chức vào đầu năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã có tới 5 chuyến công du tới châu Á.


Theo Defense One, Washington đang rất nỗ lực để thành lập liên minh quốc phòng châu Á và hiện một số bộ trưởng quốc phòng châu Á đã có những dấu hiệu ủng hộ ý tưởng này.


Tại Đối thoại Shangri-La vừa qua, Defense One dẫn lời phát biểu của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey, cho biết: “Chúng tôi phải khuyến khích các đồng minh của mình vượt qua khuôn khổ các liên minh song phương để hướng tới một kỷ nguyên hợp tác an ninh đa phương. Chúng tôi có quá nhiều mối quan tâm chung và quá nhiều mối đe dọa chung”.


“Bất kì cấu trúc an ninh nào đạt được cũng phải đủ rộng để cho tất cả các quốc gia coi trọng các quy định pháp luật, ổn định và thịnh vượng trong khu vực cùng tham gia”, ông nói thêm.



Châu Á sẽ sớm có liên minh quân sự kiểu NATO?



Theo Defense One, tuyên bố trên có ý gửi thông điệp đến Trung Quốc rằng quân đội Trung Quốc không nên tự loại trừ mình khỏi các liên minh quân sự châu Á trong tương lai bằng cách sử dụng vũ lực và gây hấn với các nước láng giềng trong các tranh chấp lãnh thổ, mà thay vào đó, hãy dùng các biện pháp ngoại giao và tuân thủ luật pháp quốc tế.


Defense One cho rằng, các quan chức Lầu Năm Góc đang đưa Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tới trung tâm của các thỏa thuận an ninh khu vực trong tương lai. Amy Searight, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam và Đông Nam Á, cho biết, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM +), cho thấy khu vực này đang cần có một liên minh khác, một cái gì đó ngoài ASEAN. Thảo luận về tương lai hình thành một cấu trúc an ninh khu vực, bà nói: “Khu vực này đang còn rất nhiều thách thức… không một quốc gia nào có thể một mình giải quyết tất cả những thách thức đó”.


Bà cho rằng cách thức quân đội của các nước ASEAN hợp tác hiện tại sẽ giúp thiết lập một cấu trúc lâu dài hơn cho tương lai, giống như kiểu NATO.



Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Shangri-La.



Tuy nhiên, rất nhiều người hoài nghi về việc một tổ chức ngoại giao như ASEAN có thể là nơi sinh ra một liên minh quân sự. Defense One dẫn lời Tim Huxley , giám đốc điều hành của IISS – Asia, cho rằng đánh giá trên về ASEAN đã quá lạc quan.


Theo Defense One, mặc dù đang có nhiều nỗ lực để tiến tới việc hình thành một liên minh quân sự kiểu NATO ở châu Á, nhưng Mỹ vẫn biết rằng sẽ cần rất nhiều thời gian. Defense One dẫn lời một quan sự quân sự cấp cao của Mỹ cho biết: “Hầu hết chúng tôi đều không hy vọng rằng sẽ có một cấu trúc an ninh kiểu NATO ở châu Á trong tương lai gần”.


Nhiều chuyên gia về châu Á cũng có nhận xét tương tự.


Defense One dẫn lời Thư ký Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow cho rằng, một số bộ trưởng dường như muốn nói rằng nếu ASEAN muốn trở thành hạt giống cho một cái gì đó mới, thì liên minh này phải làm mới mình. Ông nói: “ASEAN không thể trung lập nữa đối với các vấn đề liên quan tới các cường quốc. Đồng thời, chúng ta cũng không nên để bị cho là đứng về phe nào nữa. Vì vậy, đây là một thách thức đối với ASEAN”.


Trả lời phỏng vấn của Defense One, Cựu Đại sứ Indonesia tại Mỹ Dino Patti Djalal cho rằng, các cường quốc sẽ coi trọng ASEAN hơn nếu tổ chức này thống nhất lời nói và hành động. Tuy nhiên, ông nói: “Điều đó cần sự thay đổi văn hóa ngoại giao của ASEAN”.


Trong khi đó, ông Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng trường chính sách Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore thì cho rằng, châu Á đang thực hiện tốt hơn châu Âu trong việc quản lý những khác biệt về địa chính trị. Ông dẫn chứng rằng khủng hoảng Ukraine gần đây là một sự thất bại hoàn toàn của các tổ chức châu Âu. Theo ông, ASEAN đang có vai trò rất quan trọng. Ông nói: “Chỉ cần tưởng tượng khu vực này sẽ ra sao nếu không có ASEAN”.


Ngoài ra, theo The Diplomat, nhiều chuyên gia cho rằng một liên minh kiểu NATO sẽ khó có thể hoạt động được ở châu Á vì “các nước trong khu vực này có lợi ích đa dạng, các mối quan tâm khác nhau và không đủ tin tưởng để hợp nhất với nhau (như trường hợp của Nhật Bản và Hàn Quốc)”.


Theo Diplomat, nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục không tuân thủ luật pháp quốc tế khi gây hấn và ép buộc các nước láng giềng trong các tranh chấp lãnh thổ thì mục đích của liên NATO châu Á là nhằm chống lại sự hung hăng ngày một tăng của Trung Quốc.


Do đó, một trở ngại khác mà châu Á phải đối mặt nếu muốn thành lập một liên minh quân sự kiểu NATO đó là nhiều nước trong khu vực này lo ngại về việc phải “xa lánh” Trung Quốc vì kinh tế của nhiều nước trong khu vực đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc . Trung Quốc hiện đang có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với hầu hết các nước láng giềng. Đây được cho là trở ngại lớn nhất đối với việc thành lập một liên minh quân sự kiểu NATO ở châu Á.


Nội dung được thực hiện qua tham khảo trang tin công nghệ quốc phòng Defense One của Mỹ và tạp chí The Diplomat có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản. Defense One chuyên cung cấp tin tức, các bài phân tích về các chủ đề và xu hướng sẽ định hình tương lai của quốc phòng và an ninh quốc gia Mỹ. The Diplomat là một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.


(Theo Infonet)




Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:




Thích và chia sẻ bài này trên:






NATO châu Á – Đường còn quá xa xôi

Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY




Tải clip phim ảnh video bài: NATO châu Á – Đường còn quá xa xôi
Link download movie cine hd: NATO châu Á – Đường còn quá xa xôi


Việt 247 mới nhất

 

© 2010 Việt 247 All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info