Tại sao khủng bố liên tiếp xảy ra tại Tân Cương, Trung Quốc?
(Quốc tế) - Sau vụ tấn công khủng bố hôm 22/5 làm ít nhất 39 người thiệt mạng và hơn 90 người bị thương ở Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương, giới truyền thông cho rằng, nhiều người dân Trung Quốc đang cảm thấy bồn chồn, lo lắng, hoang mang.
Bởi đây không phải lần đầu tiên người dân vô tội bị cuốn vào vòng xoáy “báo thù” của những kẻ cực đoan. Và nguồn gốc sâu sa của vấn đề này nằm ở đâu vẫn đang được giới chuyên môn tìm câu trả lời.
Những con số biết nói
Theo Tân Hoa xã, tối 23/5, cảnh sát khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương công bố danh tính của 5 nghi can trong vụ khủng bố khu chợ ngoài trời ở Urumqi hôm 22/5 làm 39 người chết và 94 người bị thương. Đó là Nurahmat Ablipiz, Memet Memtimin, Raghimjan Memet, Memtimin Mahmat, Ablet Abdukadir và chúng thuộc một tổ chức tôn giáo cực đoan. Theo cảnh sát Tân Cương, để thực hiện vụ khủng bố, 5 nghi can này đã mua nguyên liệu sản xuất chất nổ và xe hơi trái phép.
Cảnh sát Tân Cương khẳng định, đây là vụ tấn công đẫm máu nhất trong 5 năm qua ở khu vực này, sau cuộc bạo động ở Urumqi ngày 5/7/2009 làm 197 người thiệt mạng và hơn 1.700 người bị thương.
Cũng trong ngày 23/5, hơn 1.000 cảnh sát và binh sĩ đã tham gia diễn tập chống khủng bố ở Urumqi, bắt đầu chiến dịch “tìm diệt khủng bố” kéo dài một năm ở Tân Cương. Theo Tân Hoa Xã, chiến dịch chống khủng bố và các nhóm tôn giáo cực đoan có thời hạn một năm và sẽ nhắm mục tiêu vào các cơ sở sản xuất súng, thuốc nổ cũng như các trại huấn luyện khủng bố. Theo hãng AFP, mặc dù tình hình an ninh ở Urumqi đang được thắt chặt, với nhiều cảnh sát tuần tra trên đường, nhưng ngôi chợ bị đánh bom hôm 22/5 vẫn chưa hoạt động trở lại.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, chiến dịch chống khủng bố sẽ huy động toàn bộ lực lượng chính trị, quân đội và cảnh sát có vũ trang ở Tân Cương tham gia. Được biết, Tân Cương sẽ áp dụng các biện pháp đặc biệt và sử dụng các công cụ đặc thù nhằm chấm dứt bạo lực, nhổ tận gốc các tổ chức khủng bố. Tân Hoa Xã cho rằng, hơn một nửa cư dân Tân Cương là người dân tộc thiểu số theo đạo Hồi là nguyên nhân gây bất ổn trong khu vực.
Tờ Los Angeles Times dẫn phân tích của chuyên gia Jacob Zenn thuộc Quỹ Jamestown (Mỹ) cho rằng, có thể các nhóm vũ trang ở Tân Cương bắt đầu nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Còn theo nhà phân tích Willy Lam của Đại học Hongkong, nhiều vụ tấn công không có liên hệ với phong trào ly khai, mà là cách thức bày tỏ sự phẫn nộđang thiếu đối thoại xác đáng giữa cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ với chính quyền địa phương. Ông Joseph Cheng, Giáo sư khoa học chính trị tại trường Đại học Thành thị Hongkong cho rằng, việc trấn áp nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ sẽ không giải quyết được vấn đề.
Lời nói và việc làm
Cựu chuyên gia về Trung Quốc của CIA Christopher Johnson cho rằng, đã đến lúc giới lãnh đạo Trung Quốc phải thừa nhận chính sách kiểm soát cứng rắn ở Tân Cương không thể ngăn chặn các vụ tấn công. Nhiều người nhận định, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo gia tăng giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ là nguyên nhân gây ra sự bất mãn trong xã hội và càng trấn áp thì càng dẫn đến sự phản kháng. Một số diễn đàn Trung Quốc cho rằng, sự ghẻ lạnh sắc tộc leo thang lên xung đột sắc tộc rồi dần dần trở thành thù hận đã khuấy đảo Tân Cương. Dù Bắc Kinh áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với người dân tộc thiểu số, nhưng không bù đắp nổi thực tế của sự phân biệt đối xử.
Theo nhận định của nhà nghiên cứu cao cấp đến từ London Raffaello Pantucci, những kẻ tấn công ở Tân Cương tối 30/4 đã chứng minh sự thất vọng của họ một cách trực tiếp với nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc. Và những cuộc tấn công cũng phản ánh những yếu kém trong hoạt động thu thập tin tức tình báo của Bắc Kinh. Giới phân tích cho rằng, mặc dù lãnh đạo Trung Quốc luôn hứa hẹn về sự phát triển nhanh chóng cho Tân Cương để củng cố đoàn kết, nhưng vấn đề nằm ở chỗ những đầu tư cho khu vực này chủ yếu phục vụ lợi ích của người Hán. Bắc Kinh cũng từng thừa nhận, sự chậm phát triển về kinh tế tại Tân Cương là nguồn gốc của một số bất ổn tại khu vực này.
Cách đây không lâu (3/5), tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, cảnh sát Trung Quốc đã treo giải thưởng trị giá 100.000 NDT cho những ai cung cấp đầu mối thông tin về những kẻ tấn công nhà ga Urumqi tối 30/4, làm 3 người chết và 79 người bị thương. Việc này diễn ra khi cảnh sát Tân Cương đang truy lùng 10 thành viên gia đình của một kẻ tấn công bằng dao và bom tự chế tối 30/4. Khi đó, chính quyền Tân Cương đã ra lệnh sử dụng mọi nguồn lực, bao gồm cả lực lượng bí mật để điều tra, làm rõ những kẻ tấn công và trừng phạt nghiêm khắc chúng.
Trước thời điểm này, Chủ tịch Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới Rebiya Kadeer, hiện đang sống lưu vong tại Mỹ từng kêu gọi Bắc Kinh bình tĩnh và xử lý sáng suốt sau vụ tấn công tại nhà ga xe lửa ở thủ phủ Côn Minh, tỉnh Vân Nam, hôm 1-3 làm 33 người thiệt mạng và 143 người khác bị thương.
Bà Rebiya Kadeer cảnh báo, không nên biến cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ tại khu tự trị Tân Cương thành kẻ thù quốc gia và điều quan trọng sống còn là chính quyền phải giải quyết tình trạng nhân quyền xuống cấp và kéo dài tại đây nhằm làm giảm căng thẳng. Theo Tân Hoa xã, với những bằng chứng tại hiện trường cho thấy, vụ tấn công khủng bố ga Côn Minh được thực hiện bởi lực lượng ly khai Tân Cương. Đây là lần đầu tiên người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị cáo buộc gây ra vụ tấn công bằng dao quy mô lớn bên ngoài khu vực họ sinh sống.
Tờ Le Figaro từng nhận định, chính quyền Trung Quốc cáo buộc người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đứng sau vụ thảm sát hôm 1/3 và so sánh với vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ được coi là động thái “tạo cớ” để đàn áp khốc liệt hơn trong thời gian tới.
Gần 1 năm trước (1/7/2013), đại sứ Liên minh châu Âu (EU) Markus Ederer tại Bắc Kinh tuyên bố, chính quyền Trung Quốc cần công bố thêm thông tin về bản chất và nguyên nhân các vụ bạo động ở Tân Cương. Đại sứ Markus Ederer cho biết, EU lo ngại về tình trạng thiếu minh bạch trong các thông tin về bạo động ở Tân Cương. Và sự minh bạch sẽ giúp giảm thiểu số lượng và nguồn gốc các vụ bạo lực. Đại sứ Markus Ederer đưa ra tuyên bố này trong bối cảnh Bắc Kinh luôn mô tả người gây bạo động ở Tân Cương là “khủng bố”, nhưng các tổ chức người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài lại chỉ trích chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các chính sách phân biệt đối xử giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ, hủy hoại nền văn hóa Duy Ngô Nhĩ…
Hơn 2 năm trước (tháng 2/2012), Tổng công ty Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc (Sinopechãng lọc dầu lớn nhất châu Á) đã lên kế hoạch đầu tư 53 tỉ NDT (khoảng 8,41 tỉ USD) để tăng công suất nhà máy lọc dầu Tahe đặt tại hạt Kuqa, phía Tây bắc tỉnh Tân Cương lên 10 triệu tấn/năm vào năm 2015.
Tahe là nhà máy lọc dầu duy nhất của Sinopec ở Tân Cương và tới năm 2015, Sinopec sẽ đẩy mạnh sản xuất dầu mỏ ở Tân Cương và tất cả các mỏ dầu và khí đốt ở Tân Cương đều nằm trong khu vực lòng chảo sông Tarim. Theo kế hoạch, hãng lọc dầu hàng đầu châu Á sẽ xây dựng thêm 7 kho chứa dầu và 500 trạm dịch vụ ở Tân Cương tới năm 2015.
(Theo Năng Lượng Mới)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Tại sao khủng bố liên tiếp xảy ra tại Tân Cương, Trung Quốc?
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|
Tải clip phim ảnh video bài: Tại sao khủng bố liên tiếp xảy ra tại Tân Cương, Trung Quốc?
Link download movie cine hd: Tại sao khủng bố liên tiếp xảy ra tại Tân Cương, Trung Quốc?