Hoàng Sa chiều 20/5: Trung Quốc hung hăng dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam
(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Các vòi rồng từ tàu Trung Quốc chỉ nhằm vào ống khói, ăng ten để phá hỏng máy móc, thiết bị thông tin liên lạc. Dã man hơn, chúng còn nhằm cả vào phao cứu sinh.
Mỗi khi tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức tiến gần vào khu vực lắp đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc khoảng 7-8 hải lý, các tàu của Trung Quốc lập tức đồng loạt tổ chức đâm va và cùng nhau phun nước. Có lúc tàu Việt Nam còn bị tới 5 tàu của Trung Quốc bao vây, đâm và phun nước.
Vô nhân đạo hơn, theo PV chia sẻ, các vòi rồng từ tàu Hải cảnh Trung Quốc chỉ nhằm vào ống khói, antena của tàu cảnh sát biển Việt Nam, để phá hỏng máy móc, thiết bị thông tin liên lạc. Dã man hơn, chúng còn nhằm cả vào phao cứu sinh để phá nát những phương tiện cứu nạn này.
Tàu Hải cảnh bắn vòi rồng xối xả vào tàu Kiểm ngư Việt Nam
Hiện tại, Trung Quốc giảm số lượng tàu tại khu vực giàn khoan trái phép, tuy nhiên, các tàu của Trung Quốc vẫn vô cùng hung hãn, sẵn sàng đâm va vào các tàu cá Việt Nam bất cứ lúc nào.
Nhiều ngày có mặt trên các chuyến tàu của lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển Việt Nam ra tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam, phóng viên đã trải qua những thời khắc hiểm nguy.
Nhiều tàu Trung Quốc ngang ngược đâm va, phun vòi rồng với công suất lớn vào tàu Việt Nam, làm một số kiểm ngư viên bị thương, tàu và nhiều thiết bị khác hư hỏng.
Tàu của các lực lượng chấp pháp Việt Nam luôn bị các tàu Trung Quốc theo sát, khiêu khích nhưng lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển luôn bình tĩnh trước mọi tình huống. Cửa kính vỡ, loa truyền thanh hư hỏng, ăng ten gãy đổ… mỗi người một tay sửa chữa, khắc phục, tiếp tục thực thi nhiệm vụ.
Dưới đây là một số hình ảnh mới từ “điểm nóng” Hoàng Sa:
Hai tàu hải cảnh và tàu dịch vụ không số Trung Quốc mở vòi rồng, hướng vào tàu Kiểm ngư HP 926
Vòi rồng trên tàu Hải cảnh Trung Quốc 2401
Tàu dịch vụ không số của Trung Quốc mở vòi rồng công suất lớn, bám đuổi tàu Kiểm ngư
Cuộc rượt đuổi hết tốc độ kéo dài hàng hải lý trên biển của tàu Hải cảnh Trung Quốc đối với tàu Kiểm ngư Việt Nam
Sau khi bị tàu Trung Quốc dùng vòi rồng bắn nước hư hỏng, các nhân viên tàu Kiểm ngư KN-HP 926 khẩn trương khắc phục để duy trì công tác thông tin
Nhanh chóng sửa lại cần ăng ten bị vòi rồng tàu Trung Quốc bắn gãy
Biên đội trưởng Kiểm ngư 4 Vũ Đức Tạo và thuyền trưởng tàu Kiểm ngư HP 926 nghiên cứu phướng án đối phó với tàu Trung Quốc
Dùng tấm nệm giường của cán bộ, nhân viên để che chắn, bảo vệ tấm kính, đối phó với vòi rồng, súng bắn nước của tàu Trung Quốc
Dùng ghế ngồi chắn, bảo vệ ống khói, chống vòi rồng của tàu Trung Quốc phun nước vào
Hệ thống loa truyền thanh trên tàu cũng được bao bọc, che chắn để duy trì công tác tuyên truyền đấu tranh, phản đối phía Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép
Luôn đề cao cảnh giác, theo dõi nhất cử nhất động của tàu Hải cảnh Trung Quốc
Đưa tình hình biển Đông lên hàng đầu
Phát biểu khai mạc Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhận định, kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều phức tạp.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận báo cáo của Chính phủ về tình hình Biển Đông. Các đại biểu sẽ cho ý kiến về vấn đề này với tinh thần bằng mọi biện pháp kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Vì diễn biến phức tạp của tình hình biển Đông, Quốc hội đã phải thay đổi chương trình nghị sự kỳ họp thứ 7 dự kiến trước đó. Cụ thể chiều nay 20/5, Quốc hội nghe Phó thủ tướng – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh báo cáo về tình hình biển Đông và thảo luận về nội dung này.
Reuters: ‘Đốm lửa nhỏ ở Biển Đông có thể cháy lan đến Bắc Kinh’
Tổn thất khi phong trào chống Trung Quốc bùng phát ở Việt Nam là không nhỏ. Theo Reuters, thông điệp mà Bắc Kinh gửi tới các quốc gia đang tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông sau sự kiện này rất rõ ràng: “Kháng cự Trung Quốc là tốn kém và kết quả là vô ích”.
Lực lượng Cảnh sát biển đang thi hành nhiệm vụ chấp pháp, yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam.
Tuy nhiên, “phong trào tẩy chay Trung Quốc” đang ngày càng phát triển tại nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN. Điều này sẽ khiến Bắc Kinh thêm khó khăn.
Philippines lên án Trung Quốc
Phát biểu với báo giới, ông Aquino chỉ ra rằng, theo điều 5 của DOC, Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN phải “tự kiềm chế” thực hiện những hành động làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định trong khu vực.
Theo quy định này, Tổng thống Aquino nói rằng, Trung Quốc và các nước ASEAN phải kiềm chế “không đưa người lên ở trên các đảo, rạn san hô, bãi ngầm, cồn cát hoang và giải quyết khác biệt theo cách thức mang tính xây dựng”.
Người Philippines biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati để phản đối các hành động gây hấn của Bắc Kinh trên biển Đông.
Ông Aquino nói rằng, Trung Quốc vi phạm DOC nhưng tuyên bố chung này không có giá trị ràng buộc về pháp lý, nên cần có Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), báo Philstar của Philippines đưa tin.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Philippines ra tuyên bố về việc Trung Quốc khai hoang trên bãi đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), nhằm xây dựng đường bay hoặc một căn cứ quân sự.
Đề cập hoạt động xây dựng trên diện rộng của Trung Quốc trên Gạc Ma và việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển của Việt Nam, Tổng thống Aquino cho biết sẽ nêu vấn đề này với các nhà lãnh đạo khác tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Manila trong tuần này.
Lá thư viết vội ở Hoàng Sa
Ghi vội vài dòng cho vợ là cô giáo Thanh Xuân, ông Phan Đình Cát viết: “Em và con thương yêu! Anh và mọi người vẫn khỏe. Em và con hãy yên tâm, đừng lo lắng gì. Dẫu rằng cuộc đấu tranh sẽ còn nhiều khó khăn, thử thách, cho dù Trung Quốc có nhiều âm mưu, thủ đoạn, hung hãn thế nào thì anh và các anh em thuyền viên vẫn bình tĩnh, tự tin, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc!”.
Phút bình yên hiếm hoi trên tàu HP-926.
Lời nhắn gửi của Phó thuyền trưởng Nguyễn Bưởi gửi về cho cô nữ sinh trường đại học Hải Phòng: “Em biết không, ở ngoài này tình hình khá căng thẳng. Song mọi người đều tin tưởng cuộc đấu tranh của chúng ta nhất định sẽ thắng lợi, vì đây là cuộc đấu tranh chính nghĩa. Ban ngày bị tàu Trung Quốc vây ép, nhưng ban đêm có thời gian yên bình là bọn anh lại tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ!…”.
Đó là những lá thư viết vội vàng được phóng viên ghi nhận từ trên các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam trong những ngày sóng gió vừa qua.
Hoàng Sa, Trường Sa của VN từ lâu
Trước sự vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông, nhiều học giả trong nước và quốc tế đã đưa ra những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quan điểm của tác giả dựa trên những bằng chứng lịch sử qua các hội nghị quốc tế diễn ra trong thế kỷ XX.
(Theo VOV)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Hoàng Sa chiều 20/5: Trung Quốc hung hăng dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|
![](https://resources.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif)
Tải clip phim ảnh video bài: Hoàng Sa chiều 20/5: Trung Quốc hung hăng dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam
Link download movie cine hd: Hoàng Sa chiều 20/5: Trung Quốc hung hăng dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam