Căng thẳng Biển Đông – “điểm trừ” trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN
(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam khiến cộng đồng quốc tế không khỏi quan ngại về an ninh, ổn định và hòa bình trong khu vực, đặc biệt là mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Trong bài phân tích đăng ngày 19-5, tờ Topwar của Nga đã cập nhật vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, đồng thời nhận định hành vi này sẽ đem lại hậu quả tiêu cực trong khu vực. Bài báo khẳng định, chính sách mà Trung Quốc theo đuổi là tranh thủ thâu tóm càng nhiều càng tốt, vậy nên Bắc Kinh đã tuyên bố yêu sách “đường 9 đoạn”, bao chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông.
Ngày 19-5, trong một cuộc trả lời phỏng vấn liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ Kim Te Oan (Kim Tae-wan), Trưởng Khoa chính trị Đại học Dong-Eui, Hàn Quốc cho rằng với hành động trái phép này, Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn được. Giáo sư Kim Te Oan cho rằng thông qua hành động lần này, Trung Quốc muốn thể hiện không có ý định từ bỏ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong bối cảnh có sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu nên dù lắp đặt thành công giàn khoan ở vùng biển Việt Nam, yêu sách của Trung Quốc ở vùng biển này không thể được cộng đồng quốc tế công nhận. Hơn nữa, trong bối cảnh Trung Quốc cũng đang mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các nước như Nhật Bản và Phi-líp-pin, hành động đơn phương của Trung Quốc khiến các quốc gia trong khu vực Đông Á, gồm cả các quốc gia Đông Nam Á, nghi ngờ việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh kinh tế và quốc phòng. Do đó, khi nảy sinh các mâu thuẫn, tranh chấp với đại bộ phận các quốc gia láng giềng như hiện nay, các quốc gia này sẽ đoàn kết lại và tiến hành hoạt động nhằm kiềm chế Trung Quốc. Điều này dẫn tới kết quả là giúp Mỹ thực hiện chiến lược trở lại châu Á.
Tàu hải cảnh 2401 của Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công vào lực lượng chấp pháp của Việt Nam.
Theo Giáo sư Kim Te Oan, tình hình hiện nay sẽ không tiếp tục kéo dài vì càng để lâu, Trung Quốc càng phải chịu sức ép trước khả năng các quốc gia láng giềng sẽ liên kết lại với nhau và có thể tìm cách liên kết với Mỹ để cụ thể hóa các hoạt động đối kháng với Trung Quốc, điều mà Trung Quốc rõ ràng không mong muốn.
Trong khi đó, Tiến sĩ Tô-mô-ta-ca Sô-gi (Tomotaka Shoji), Trưởng Phòng nghiên cứu Á-Phi-Ban Nghiên cứu khu vực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, cái được của Trung Quốc rõ ràng là việc tăng cường thêm ảnh hưởng và sự khống chế trên thực địa. Tuy nhiên, có thể thấy rằng Trung Quốc sẽ có nhiều cái mất. Cái mất lớn nhất chính là quan hệ với Việt Nam và ở nghĩa rộng hơn là quan hệ với ASEAN. Trong nửa đầu thập niên những năm 2000, quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN rất tốt. Tuy nhiên, căng thẳng lên cao tại Biển Đông rõ ràng đã mang lại “điểm trừ” trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.
Tiến sĩ Sô-gi cũng lưu ý vai trò của ASEAN trong việc tháo gỡ căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. Ông cho rằng việc tiếp tục thảo luận, phát huy tối đa hiệu quả các hội nghị liên quan của ASEAN là một trong những đối sách hiệu quả. Theo đó, kiên trì truyền đạt cho phía Trung Quốc quan điểm chung của khu vực và quốc tế rằng không được phép thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Để làm được điều đó, trước hết các nước ASEAN cần có sự thống nhất, và tiếp đó là sự hợp tác của các nước đối tác để thể hiện sự đồng thuận về vấn đề này.
Còn theo một bài viết được đăng tải trên tờ National Interest do X. Mơ-xki (Sean Mirski) – biên tập viên của tờ Tạp chí Luật của Trường Đại học Luật Harvard – là tác giả thì khẳng định, Trung Quốc luôn mơ hồ trong chiến lược pháp lý của mình trên Biển Đông và tìm cách trì hoãn việc làm rõ các tuyên bố đó. Tác giả Mơ-xki cho rằng, thậm chí đến tận bây giờ, sau vài thập kỷ tranh cãi, phạm vi của những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc vẫn không được làm rõ.
Đốm lửa nhỏ ở Biển Đông có thể cháy lan tới Bắc Kinh – đó là nhận định của hãng tin Roi-tơ khi nói về các cuộc biểu tình hòa bình phản đối hành động trái phép của Trung Quốc đang lan rộng trên toàn thế giới. Theo Roi-tơ, các tranh chấp chủ quyền đang bóp méo tăng trưởng thương mại và kinh tế của Bắc Kinh. Roi-tơ bình luận, về lâu dài, cam kết giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế sẽ có lợi hơn nhiều cho Trung Quốc hơn con đường mà quốc gia này đang bước đi.
Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam: Kiện hay không kiện Trung Quốc?
Trung Quốc ngang nhiên huy động nhiều tàu thuyền quân sự và bán quân sự hỗ trợ cho việc đặt giàn khoan dầu vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trước sự việc, nhiều...
Việt Nam kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển
Ngày 20/5, trước sự quan tâm sâu sắc của hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ tám (ADMM-8) về tình hình Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã trao...
(Theo Quân Đội Nhân Dân)
Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:
Căng thẳng Biển Đông – “điểm trừ” trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN
Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY
|

Tải clip phim ảnh video bài: Căng thẳng Biển Đông – “điểm trừ” trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN
Link download movie cine hd: Căng thẳng Biển Đông – “điểm trừ” trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN