“Bảo bối” của một làng biển và tục thờ hai bộ xương cá “khủng”



(Chuyện lạ) - Hai bộ xương cá “khổng lồ” ấy lần lượt trôi dạt vào làng biển Cảnh Dương thuộc huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), đến nay cũng đã 200 năm. Họ gọi đó là xương cá Ông, cá Bà. Dựa vào kích thước thực tế, đây là 2 bộ xương cá Voi “khổng lồ”, có xương sườn cao 4 – 5m. Với niềm tin tín ngưỡng của mình, Ngư dân Cảnh Dương lập miếu để thờ tự hai bộ xương cá ấy. Xung quanh ngôi miếu và tục thờ “độc đáo” này, nhiều câu chuyện đã được lưu truyền.


Tích về 2 bộ xương cá “khủng”


Cảnh Dương là một ngôi làng hiền hoà nằm bên ven biển huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), cách Quốc lộ 1A chừng khoảng 2km về hướng Đông. Mảnh đất này được biết đến với những trang sử hào hùng, ghi dấu những chiến công hiển hách. Những người dân vùng biển nơi đây luôn vững chắc tay chèo bám biển, bám làng để chiến đấu bảo vệ quê hương và bảo vệ vùng trời tổ quốc. Không biết bao chiến hạm của kẻ thù đã bị chôn vùi nơi miền đất cát này, để hôm nay những mái ngói đỏ tươi, những con tàu rẽ sóng ra khơi trong yên bình, biển lặng.


Về Cảnh Dương không chỉ có như vậy, vùng quê làng biển này còn được nhiều người biết đến với những nét đẹp văn hoá tâm linh. Đặc biệt, nơi đây đang lưu dữ và thờ tự trang nghiêm hai bộ xương cá lớn “khổng lồ” của Việt Nam. Từ thủơ khai thiên lập làng, phong tục miền biển nói chung và người dân làng biển Cảnh Dương nói riêng luôn tổ chức những buổi lễ cúng bái các vị thần cá về làng. Trong đó, 2 con cá Voi này được người dân tôn kính gọi bằng cái tên cá Ông (cá đực), cá Bà (cá cái).


“Bảo bối” của một làng biển và tục thờ hai bộ xương cá "khủng" - Ảnh 1

Ngư Linh miếu - nơi đang thờ tự hai bộ xương cá Ông, cá Bà.



Theo gia phả của những dòng họ lớn trong làng để lại, hai bộ xương cá này đã có từ rất lâu đời. Cụ thể, trên gia phả Tây Trung Họ Trương (còn gọi là Trương Trung Tây Gia Phả) đã ghi lại: Vào năm Kỷ Tỵ (1809) đời Gia Long thứ 9, “Đức” Bà bất ngờ xuất hiện vào bờ và được các dòng họ trong làng tổ chức đón rước linh đình. Và vào năm Đinh Mùi (1907) đời Duy Tân thứ 16, “Đức” Ông trôi dạt vào vùng biển Cảnh Dương. Kể từ đó, cá Ông, cá Bà được người miền biển nơi đây chôn cất lập miếu, tổ chức thờ cúng với sự tôn kính, trang nghiêm vào ngày rằm đầu xuân (15/1 âm lịch). Vật lễ dân làng tự đóng góp để dâng “Ngài” một cách chu đáo, nhằm thể hiện được tính tâm linh nghề sông nước.


Đặt chân đến Ngư linh miếu, đập vào mắt chúng tôi là hai bộ xương cá rất đồ sộ. Những mảnh xương sườn có chiều dài 4 đến 5m, đốt xương sống to bằng cái mâm nhôm, ống xương như cái cột nhà…tựa như những khối đá được kết dính vào nhau. Nhìn những mảnh xương trắng, sạch ấy, người viết cũng như du khách không khỏi ngỡ ngàng khi biết nó có niên đại hơn 200 năm.


“Bảo bối” của một làng biển và tục thờ hai bộ xương cá "khủng" - Ảnh 2

Bộ xương cá Bà “khổng lồ” được thờ tự trang nghiêm ở bên phải chánh điện tại Ngư linh miếu



Cụ Nguyễn Văn Biểu (63 tuổi), người trông coi trực tiếp quản lý Ngư linh miếu cho biết: “Trước đây, hai bộ xương này rất to. Nhưng do thời gian chiến tranh tàn phá huỷ hoại, ác liệt và bị mất trộm, đồng thời cũng do lâu ngày nên các bộ của xương cá Ông, cá Bà bị mai một dần, giờ chỉ còn chừng này”.


Điều kỳ lạ, ở vùng biển xã Cảnh Dương, không chỉ có cá Ông, cá Bà mà còn nhiều con cá “khổng lồ” khác cũng chọn nơi đây làm điểm “nghỉ ngơi”. Khi chúng theo sóng dạt vào, các ngư dân của làng quê này không bắt ăn thịt, hay rêu rao để nhiều thương lái keo nhau về trả giá, mà họ đưa cá lên bờ chôn cất, lập đền thờ chúng đàng hoàng, thành kính. Kinh phí xây dựng, lập thờ miếu và nhang khói quanh năm đều do người dân tự nguyện đóng góp. Họ quan niệm đó là những vị thần mang lại yên bình, may mắn cho làng mỗi khi ra khơi đánh bắt.


“Bảo bối” của làng


Ghé quán nước đầu cổng làng, chúng tôi được những người dân đang ngồi nghỉ ngơi ở đây kể cho nghe nhiều câu chuyện về ngôi miếu thờ hai bộ xương cá “khủng” này.


Đối với bao thế hệ người dân Cảnh Dương, những câu chuyện về Ngư linh miếu (tên của ngôi miếu – PV) luôn được họ mang bên mình và lưu truyền lại cho con cháu như một “bảo bối” của làng. Cụ Nguyễn Văn Biểu cho chúng tôi biết thêm: “Xương cá được đặt nơi trang nghiêm, chúng tôi thường xuyên làm vệ sinh lau chùi chúng. Những mảnh vụn vỡ hay chất bột từ các đốt xương do bị thời gian bào mòn rơi xuống, dân làng tôi đều tôn kính gom lại bỏ vào lư để cắm hương, chứ không vứt bỏ bừa bãi gây tội lỗi cho các vị thần”. Nhờ sự chăm sóc cẩn trọng này, mặc dù có niên đại đã hơn 200 năm, nhưng những phần xương của 2 bộ khung cá này nhìn vẫn trắng và sạch lắm. Cứ thế, truyền thống tín ngưỡng thờ thần cá của người dân miền biển được lưu giữ từ đời này sang đời khác.


“Bảo bối” của một làng biển và tục thờ hai bộ xương cá "khủng" - Ảnh 3

Những bộ xương cá “khủng” được chôn cất tại ngôi miếu BàTrao đổi với PV



ông Đồng Vinh Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương cho biết: “Khi hai “Ngài” trôi dạt vào bờ, dân làng chúng tôi đã tổ chức cúng bái rước rất linh đình, theo tục lễ người dân miền biển. Trước đây, hai bộ xương này được đặt thờ tại nhà truyền thống của xã. Tuy nhiên, do nơi đây không phù hợp với sự thanh tịnh cho việc thờ tự, nên vào năm 2013, người dân đã quyên góp tiền bạc xây dựng Ngư linh miếu để thờ hai bộ xương cá Ông, cá Bà “khổng lồ” này, nhằm duy trì tín ngưỡng thờ thần cá của làng biển, với mong muốn cho những con tàu ra khơi được thuận buồm xuôi gió”.


Theo đó, cứ đến ngày 15 tháng Giêng thường niên, hàng ngàn người dân nơi đây lại khoác bộ áo quần truyền thống nô nức dự lễ tế thần cá. Sản vật mà họ dâng lên thần là những thành quả từ ruộng vườn mà ra. Trong lễ hội cúng cầu ngư, nghi lễ chính là tế cúng thần linh và tế cúng thành hoàng…Sau phần nghi lễ là hoạt động vui chơi, thể thao, văn nghệ như: Đua thuyền, đá bóng, đấu vật…làm tô đậm thêm cho lễ hội của người dân vùng ven biển. Những nghi thức tế thờ thần cá của người dân nơi đây, không chỉ mô phỏng cuộc sống, nét đẹp văn hoá làng quê mà nó còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thi ca đi vào sáng tác thơ văn.


“Bảo bối” của một làng biển và tục thờ hai bộ xương cá "khủng" - Ảnh 4


Qua đó, lễ hội cầu ngư, tế thần cá làng chài Cảnh Dương đã đi sâu vào lòng người qua những câu thơ, câu ca, hò vè: “Nay mừng mở hội Cầu Xuân. Trời sinh Thánh thượng Duy Tân trị vì. Trời yên, biển lặng bốn bề. Đức Ông thượng thọ nước về cõi tiên. Lênh đênh mặt nước bao miền. Tìm nơi đất tốt, dân hiền ghé vô. Xuân sang lai láng biển hồ. Ngư dân trông thấy Nước vô lạch nhà. Tưng bừng nổi trống, kết hoa. Nghe tin làng nước gần xa đón mừng…”. Đó là những câu hát trong bài “Chèo cạn”, ở lễ tế Ngư linh miếu.


Cách Ngư linh miếu khoảng vài trăm mét, người dân vùng biển Cảnh Dương còn xây dựng thêm ngôi miếu Bà để chôn cất nhiều bộ xương cá lưu lạc trôi nổi đến vùng biển này. Hàng chục ngôi mộ được chôn cất thờ phụng rất đàng hoàng và cũng được tổ chức lễ tế, cúng vái cùng ngày với Ngư linh miếu. Cùng với phong tục văn hoá thờ cúng thần cá ở vùng duyên hải Bình Trị Thiên đã có lịch sử hàng trăm năm, lễ hội cầu ngư ở làng biển xã Cảnh Dương (Quảng Trạch) đã tạo nên những văn hoá độc đáo riêng, góp phần làm giàu đẹp thêm trong bộ sưu tập văn hoá dân gian với tín ngưỡng thờ thần cá các vùng ven biển Việt Nam.


Cá Ông, cá Bà đã từng tham gia triển lãm


Cũng theo cụ Nguyễn Văn Biểu cho biết: “Vào năm 1968, nhà nước đã cử một đoàn cán bộ vào Quảng Bình để mượn hai bộ xương “độc nhất vô nhị” này đem ra trưng bày để người dân và du khách “chiêm ngưỡng” trong một triển lãm tại Bảo tàng ở Hải Phòng”.


(Theo Đời Sống Pháp Luật)




Theo dõi NGUYENTANDUNG.ORG qua FB, G+:




Thích và chia sẻ bài này trên:






“Bảo bối” của một làng biển và tục thờ hai bộ xương cá “khủng”

Nguyễn tấn dũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng via http://ift.tt/1sKystY




Tải clip phim ảnh video bài: “Bảo bối” của một làng biển và tục thờ hai bộ xương cá “khủng”
Link download movie cine hd: “Bảo bối” của một làng biển và tục thờ hai bộ xương cá “khủng”


Việt 247 mới nhất

 

© 2010 Việt 247 All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info