Cảm xúc Tết của người con xa xứ
Nắng nhợt nhạt đẩy ta về với Tết bên mẹ già, về với hồn quê hương của mấy chục năm trước. Ta cảm thấy mình yếu đuối khi cầu mong giọt nắng vàng cuối ngày rơi chậm lại để màn đêm đừng bao phủ căn hộ lạnh lẽo đơn côi của mẹ già.
Chiều tà qua khung cửa sổ một ngày giữa tháng giêng. Paris chủ nhật. 14 ngày sẽ vụt qua khi ta phải đương đầu với trăm công nghìn việc. 14 ngày của khoảng trời xa cách Đông - Tây. Ôi xa lắc lư! Paris năm nay vẫn chưa tới được mùa đông hay mùa đông sẽ quên lãng Paris? Hàn thử biểu vẫn lửng lơ với 12-14 độ C. Nắng vàng nhạt cố níu kéo hàng cây xa xa và đẩy dần các nóc căn hộ lên nền trời xanh mờ. Bất chợt một giọng ca ào tới. Năn nỉ, não nề. "Nắng vàng ơi hãy xuống chậm thôi, ở đó mẹ tôi còn ngồi". Mắt ta cay xè.
Rít một hơi dài điếu thuốc cuộn để tĩnh tâm. Dường như khói thuốc sẽ chặn mọi ngả của các ký ức đổ về. Nicotine đốt chảy lan tỏa đen sạm lá phổi và tác động trực tiếp lên hệ thần kinh. Phấn chấn, khói thuốc mơ màng và cái nắng nhợt nhạt đẩy ta về với Tết bên mẹ già, về với hồn quê hương, về cái xóm nhỏ đìu hiu của mấy chục năm trước. Ta cảm thấy mình yếu đuối khi cầu mong giọt nắng vàng cuối ngày rơi chậm lại để màn đêm đừng bao phủ căn hộ lạnh lẽo đơn côi của mẹ già.
Quê ta năm nay lạnh lắm. Đâu đó tuyết rơi phủ trắng các lối đi về bản làng. Tuyết rơi làm lạnh cóng các bàn tay gân guốc, già nua, làm run rẩy những bàn chân ngây thơ bầm tím bước đến trường. Tuyết rơi làm dập nát những cánh hoa ban, hoa đào đang thời khoe sắc. Tuyết rơi khiến các đoàn gia súc co cụm tìm hơi ấm chung trong bốn bức chuồng mảnh mai, tuyềnh toàng. Tuyết rơi cũng làm vui cho bao kẻ hiếu kỳ chưa một lần nhìn thấy tuyết. Liệu các bông tuyết có làm cho các tâm hồn con người xích lại gần nhau, trao nhau một hơi thở ấm áp? Lật các trang Facebook, ta biết có bao nhiêu bè bạn đang góp thời gian, niềm tin để thu lượm từng manh áo, cây bút, trang vở mới cho những trẻ nhỏ gặp khó khăn.
Ta cảm phục những người sẵn sàng bớt miếng cơm, bát canh chia sẻ cho kẻ ngèo túng, bệnh tật theo đuổi. Ta cúi đầu cảm phục những con người vẫn dũng cảm vượt qua 14 cơn bão táp mỗi năm. Nhắm mắt lại để đấu đầu với sức mạnh tàn phá của các con sóng cuồn cuộn, sức phá hủy không nhân nhượng của cơn gió rít. Những ngôi nhà đầm mình trong nước, những cành cây bị quật ngã, những cánh đồng lúa, hoa màu sắp đến ngày cho hoa trái chốc lát ra đi.
Cơn bão qua nhưng mưa rào vẫn còn ở lại. Không một tiếng bìm bịp kêu, không thấy bóng cua ngoi lên mà chỉ thấp thoáng nhòe nhạt các bóng hình, bàn tay chơi vơi trên các nóc nhà đang chờ đón vài con thuyền ghe bập bềnh mang đến những gói mì khô ăn liền và mấy chai nước sạch. Một cuộc đấu tranh sinh tồn của con người.
Quê ta đó. Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Không chỉ chờ xuân về thì những người con xa xứ mới nhớ lại những kỷ niệm bên dòng sông của tuổi thơ. Dòng sông tuổi thơ của ta vẫn còn đó. Nước sông ngầu đỏ bốn mùa, miễn cưỡng hay bao dung đón nhận những nhân hồn không bến. Ta đến với dòng sông gần gũi hàng ngày bên ta. Sông Seine lững lờ trôi qua bao cây cầu. Càng yêu cây cầu Nghệ thuật, cầu Tình yêu (Le Pont des Arts) thì tim ta như bị tổn thương khi nhìn cây cầu đang oằn mình vì hàng chục tấn khóa sắt của các cặp tình nhân ảo vọng rằng tình yêu của họ sẽ mãi mãi bền vững khi chiếc khoá được bấm chặt và những chiếc chìa khoá được quẳng vào lòng sông sâu.
Đã có ai hỏi từ bao giờ các dòng chảy là nơi ẩn náu của mọi chuyện đời? Dòng sông của niềm vui, dòng sông của nỗi buồn. Ta mỉm cười nhạo báng bản thân vì thấy mình đang sống một hoài bão thật hão huyền: Mơ về một dòng sông tuổi thơ nơi ta đã tắm mát, nơi ta đã thả những cánh phượng đỏ và lau khô những hàng nước mắt chia tay bạn cùng lớp mỗi khi hè về.
Cánh phượng đỏ đã bay xa mãi mãi để nhường chỗ cho các đường phố, các căn hộ cao tầng, cho các luồng xe cộ ùn tắc khi các bậc cha mẹ vội vã rời công việc cuối ngày để ngong ngóng đón các cô ấm cậu ấm tan trường. Ta ơi, đừng buồn phải chia tay với những cánh cò bay trên đường về nhà, đừng buồn vì xa lắm rồi các khói rơm chiều buông hứa hẹn một bữa cơm cua đồng, canh cá trê rau mồng tơi, quả cà vàng mọng. Cái âm thanh xình xịch và tiếng cửa mở tự động của tàu điện ngầm liệu sẽ tẩy chay cái chuông leng keng của những chiếc xe đạp ngày xưa?
Hãy nhường chỗ cho những tiếng còi inh ỏi của xe máy, ôtô, xe khách không đủ kiên nhẫn chờ một phút dừng đèn đỏ. Đừng tìm những ánh mắt chào nhau thân thiện, đừng lao vào tranh cãi đúng sai nếu không may va chạm không cố tình xảy ra. Đừng ngạc nhiên khi chứng kiến những chiếc xe máy vẫn nổ bành bạch khi nước mưa ngập ngang bánh xe vần lầm lũi, kiên trì đến nơi làm việc.
Ta lao vào những cuộc chơi ú tim của ngày xưa trong những căn hộ, biệt thự của các đại gia cố tình hay hết vốn bỏ hoang. Những bức tường chưa trát vôi, những ô cửa sổ ngây ngô chờ cánh gỗ. Hoang tàn và lãng phí. Những giấc mơ dang dở của nhà đầu tư mong kiếm được lợi nhuận kếch xù hay những giấc mơ mà người làm công ăn lương không bao giờ chạm tới? Cũng không xa các khu biệt thự dang dở bỏ hoang xuất hiện bóng mẹ già quạt ngô nóng trong những đêm đông bên những biệt thự lung linh ánh sáng. Nào mở các cánh cửa xe sang trọng để các chàng trai, cô gái bước xuống.
Ánh đèn vũ trường, phòng hát karaoke dù lập lòe hấp dẫn đến mấy cùng không thắng được cái mùi thơm quyến rũ của bắp ngô quê. Ai có thể lãng quên cái giản thực của đời thường? Kia rồi mấy nghệ sĩ hạng sao vừa nhanh nhẹn giấu mình sau cánh cửa xe hơi. Một giờ chạy show kết thúc, còn nhiều giờ khác đang chờ họ. Một đêm chạy show. Tiền nhiều, họ sẽ nghĩ đến từ thiện, họ sẽ xây những cây cầu cho những đứa trẻ chèo đò vượt dòng nước sông chảy xiết đến trường. Tiền nhiều, họ sẽ vẽ lên những ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà mà văn hóa, tình thương sẽ là mái ấm.
Ước gì ta cũng là sao! Lúc đó chắc gì ta màng đến các công việc xã hội? Rất có thể khi là sao, ta sẽ ích kỷ tự tỏa sáng quanh ta, sẽ bay nhởn nhơ và thờ ơ với các vui buồn của nhân gian. Ta sẽ kiêu ngạo, ôm ấp những gia tài khổng lồ chỉ cho riêng ta và cùng lắm là gia đình. Ta sẽ vung tiền để mua chuộc tất cả các tội lỗi trong cuộc đời ta. Ta ngẩng đầu nhìn bầu trời sâu thẳm.
Nắng bỏ ta không lời từ biệt. Cái chạng vạng tối của trời Paris mờ mờ ảo ảo. Ngọn hải đăng trước mặt như kéo ta ra xa với những con sóng êm đềm, bồng bềnh, gió biển mơn trớn mạn thuyền. Một đám mây hay làn khói thuốc lướt qua ngọn hải đăng kéo tầm mắt ta trở lại sự thật đời thường. Trăng rằm đó. Vầng trăng tròn cuối cùng của năm.
Nhà triết học nào đã đưa ra nguyên lý khi ai đó chờ ai thì hãy ngắm vầng trăng tròn đầy, các ánh mắt sẽ gặp nhau. Ôi, ta sẽ không là sao và sẽ không mơ một ngọn hải đăng, chỉ nhìn trăng rằm trời Tây là đã đong đầy các kỷ niệm của dòng sông tuổi thơ, thấy ánh tóc bạc phơ của mẹ già, thấy muôn màu thăng trầm của quê hương.
Cường
Cảm xúc Tết của người con xa xứ việt 247 Tin Nóng Trong Ngày Tin tức Tin Mới Tin Hot Tạp Chí Thời Trang Tin Nong Trong Ngay Tap Chi Thoi Trang Hình Ảnh Girl Xinh Việt Nam Video Hài Và Clip Nu Sinh Danh Nhau Web Vnexpress.net 24h.com.vn dantri.com.vn vuiviet.com
Chiều tà qua khung cửa sổ một ngày giữa tháng giêng. Paris chủ nhật. 14 ngày sẽ vụt qua khi ta phải đương đầu với trăm công nghìn việc. 14 ngày của khoảng trời xa cách Đông - Tây. Ôi xa lắc lư! Paris năm nay vẫn chưa tới được mùa đông hay mùa đông sẽ quên lãng Paris? Hàn thử biểu vẫn lửng lơ với 12-14 độ C. Nắng vàng nhạt cố níu kéo hàng cây xa xa và đẩy dần các nóc căn hộ lên nền trời xanh mờ. Bất chợt một giọng ca ào tới. Năn nỉ, não nề. "Nắng vàng ơi hãy xuống chậm thôi, ở đó mẹ tôi còn ngồi". Mắt ta cay xè.
Rít một hơi dài điếu thuốc cuộn để tĩnh tâm. Dường như khói thuốc sẽ chặn mọi ngả của các ký ức đổ về. Nicotine đốt chảy lan tỏa đen sạm lá phổi và tác động trực tiếp lên hệ thần kinh. Phấn chấn, khói thuốc mơ màng và cái nắng nhợt nhạt đẩy ta về với Tết bên mẹ già, về với hồn quê hương, về cái xóm nhỏ đìu hiu của mấy chục năm trước. Ta cảm thấy mình yếu đuối khi cầu mong giọt nắng vàng cuối ngày rơi chậm lại để màn đêm đừng bao phủ căn hộ lạnh lẽo đơn côi của mẹ già.
Quê ta năm nay lạnh lắm. Đâu đó tuyết rơi phủ trắng các lối đi về bản làng. Tuyết rơi làm lạnh cóng các bàn tay gân guốc, già nua, làm run rẩy những bàn chân ngây thơ bầm tím bước đến trường. Tuyết rơi làm dập nát những cánh hoa ban, hoa đào đang thời khoe sắc. Tuyết rơi khiến các đoàn gia súc co cụm tìm hơi ấm chung trong bốn bức chuồng mảnh mai, tuyềnh toàng. Tuyết rơi cũng làm vui cho bao kẻ hiếu kỳ chưa một lần nhìn thấy tuyết. Liệu các bông tuyết có làm cho các tâm hồn con người xích lại gần nhau, trao nhau một hơi thở ấm áp? Lật các trang Facebook, ta biết có bao nhiêu bè bạn đang góp thời gian, niềm tin để thu lượm từng manh áo, cây bút, trang vở mới cho những trẻ nhỏ gặp khó khăn.
Ta cảm phục những người sẵn sàng bớt miếng cơm, bát canh chia sẻ cho kẻ ngèo túng, bệnh tật theo đuổi. Ta cúi đầu cảm phục những con người vẫn dũng cảm vượt qua 14 cơn bão táp mỗi năm. Nhắm mắt lại để đấu đầu với sức mạnh tàn phá của các con sóng cuồn cuộn, sức phá hủy không nhân nhượng của cơn gió rít. Những ngôi nhà đầm mình trong nước, những cành cây bị quật ngã, những cánh đồng lúa, hoa màu sắp đến ngày cho hoa trái chốc lát ra đi.
Cơn bão qua nhưng mưa rào vẫn còn ở lại. Không một tiếng bìm bịp kêu, không thấy bóng cua ngoi lên mà chỉ thấp thoáng nhòe nhạt các bóng hình, bàn tay chơi vơi trên các nóc nhà đang chờ đón vài con thuyền ghe bập bềnh mang đến những gói mì khô ăn liền và mấy chai nước sạch. Một cuộc đấu tranh sinh tồn của con người.
Quê ta đó. Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Không chỉ chờ xuân về thì những người con xa xứ mới nhớ lại những kỷ niệm bên dòng sông của tuổi thơ. Dòng sông tuổi thơ của ta vẫn còn đó. Nước sông ngầu đỏ bốn mùa, miễn cưỡng hay bao dung đón nhận những nhân hồn không bến. Ta đến với dòng sông gần gũi hàng ngày bên ta. Sông Seine lững lờ trôi qua bao cây cầu. Càng yêu cây cầu Nghệ thuật, cầu Tình yêu (Le Pont des Arts) thì tim ta như bị tổn thương khi nhìn cây cầu đang oằn mình vì hàng chục tấn khóa sắt của các cặp tình nhân ảo vọng rằng tình yêu của họ sẽ mãi mãi bền vững khi chiếc khoá được bấm chặt và những chiếc chìa khoá được quẳng vào lòng sông sâu.
Đã có ai hỏi từ bao giờ các dòng chảy là nơi ẩn náu của mọi chuyện đời? Dòng sông của niềm vui, dòng sông của nỗi buồn. Ta mỉm cười nhạo báng bản thân vì thấy mình đang sống một hoài bão thật hão huyền: Mơ về một dòng sông tuổi thơ nơi ta đã tắm mát, nơi ta đã thả những cánh phượng đỏ và lau khô những hàng nước mắt chia tay bạn cùng lớp mỗi khi hè về.
Cánh phượng đỏ đã bay xa mãi mãi để nhường chỗ cho các đường phố, các căn hộ cao tầng, cho các luồng xe cộ ùn tắc khi các bậc cha mẹ vội vã rời công việc cuối ngày để ngong ngóng đón các cô ấm cậu ấm tan trường. Ta ơi, đừng buồn phải chia tay với những cánh cò bay trên đường về nhà, đừng buồn vì xa lắm rồi các khói rơm chiều buông hứa hẹn một bữa cơm cua đồng, canh cá trê rau mồng tơi, quả cà vàng mọng. Cái âm thanh xình xịch và tiếng cửa mở tự động của tàu điện ngầm liệu sẽ tẩy chay cái chuông leng keng của những chiếc xe đạp ngày xưa?
Hãy nhường chỗ cho những tiếng còi inh ỏi của xe máy, ôtô, xe khách không đủ kiên nhẫn chờ một phút dừng đèn đỏ. Đừng tìm những ánh mắt chào nhau thân thiện, đừng lao vào tranh cãi đúng sai nếu không may va chạm không cố tình xảy ra. Đừng ngạc nhiên khi chứng kiến những chiếc xe máy vẫn nổ bành bạch khi nước mưa ngập ngang bánh xe vần lầm lũi, kiên trì đến nơi làm việc.
Ta lao vào những cuộc chơi ú tim của ngày xưa trong những căn hộ, biệt thự của các đại gia cố tình hay hết vốn bỏ hoang. Những bức tường chưa trát vôi, những ô cửa sổ ngây ngô chờ cánh gỗ. Hoang tàn và lãng phí. Những giấc mơ dang dở của nhà đầu tư mong kiếm được lợi nhuận kếch xù hay những giấc mơ mà người làm công ăn lương không bao giờ chạm tới? Cũng không xa các khu biệt thự dang dở bỏ hoang xuất hiện bóng mẹ già quạt ngô nóng trong những đêm đông bên những biệt thự lung linh ánh sáng. Nào mở các cánh cửa xe sang trọng để các chàng trai, cô gái bước xuống.
Ánh đèn vũ trường, phòng hát karaoke dù lập lòe hấp dẫn đến mấy cùng không thắng được cái mùi thơm quyến rũ của bắp ngô quê. Ai có thể lãng quên cái giản thực của đời thường? Kia rồi mấy nghệ sĩ hạng sao vừa nhanh nhẹn giấu mình sau cánh cửa xe hơi. Một giờ chạy show kết thúc, còn nhiều giờ khác đang chờ họ. Một đêm chạy show. Tiền nhiều, họ sẽ nghĩ đến từ thiện, họ sẽ xây những cây cầu cho những đứa trẻ chèo đò vượt dòng nước sông chảy xiết đến trường. Tiền nhiều, họ sẽ vẽ lên những ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà mà văn hóa, tình thương sẽ là mái ấm.
Ước gì ta cũng là sao! Lúc đó chắc gì ta màng đến các công việc xã hội? Rất có thể khi là sao, ta sẽ ích kỷ tự tỏa sáng quanh ta, sẽ bay nhởn nhơ và thờ ơ với các vui buồn của nhân gian. Ta sẽ kiêu ngạo, ôm ấp những gia tài khổng lồ chỉ cho riêng ta và cùng lắm là gia đình. Ta sẽ vung tiền để mua chuộc tất cả các tội lỗi trong cuộc đời ta. Ta ngẩng đầu nhìn bầu trời sâu thẳm.
Nắng bỏ ta không lời từ biệt. Cái chạng vạng tối của trời Paris mờ mờ ảo ảo. Ngọn hải đăng trước mặt như kéo ta ra xa với những con sóng êm đềm, bồng bềnh, gió biển mơn trớn mạn thuyền. Một đám mây hay làn khói thuốc lướt qua ngọn hải đăng kéo tầm mắt ta trở lại sự thật đời thường. Trăng rằm đó. Vầng trăng tròn cuối cùng của năm.
Nhà triết học nào đã đưa ra nguyên lý khi ai đó chờ ai thì hãy ngắm vầng trăng tròn đầy, các ánh mắt sẽ gặp nhau. Ôi, ta sẽ không là sao và sẽ không mơ một ngọn hải đăng, chỉ nhìn trăng rằm trời Tây là đã đong đầy các kỷ niệm của dòng sông tuổi thơ, thấy ánh tóc bạc phơ của mẹ già, thấy muôn màu thăng trầm của quê hương.
Cường
Nguồn http://www.lagody.com
Cảm xúc Tết của người con xa xứ việt 247 Tin Nóng Trong Ngày Tin tức Tin Mới Tin Hot Tạp Chí Thời Trang Tin Nong Trong Ngay Tap Chi Thoi Trang Hình Ảnh Girl Xinh Việt Nam Video Hài Và Clip Nu Sinh Danh Nhau Web Vnexpress.net 24h.com.vn dantri.com.vn vuiviet.com
|
Tải clip phim ảnh video bài: Cảm xúc Tết của người con xa xứ
Link download movie cine hd: Cảm xúc Tết của người con xa xứ